Báo Điện tử Gia đình Mới

Những chiêu trò quảng cáo và buôn bán thuốc ung thư giả gây chấn động

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA mới đây đã ra cảnh báo đối với 14 công ty có trụ sở tại Mỹ vì buôn bán hàng loạt thuốc ung thư chưa được kiểm duyệt trên mạng.

my-thuoc-ung-thu-gia-2

Bao bì thuốc Avastin giả ở Mỹ

Buôn lậu thuốc giả mang lại hàng tỉ đô lợi nhuận và đe dọa sức khỏe của bệnh nhân một cách nghiêm trọng.

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, 10% thuốc trên toàn thế giới là đồ giả, trong đó một nửa được tiêu thụ ở các nước đang phát triển.

Ở Mỹ, nhờ có sự kiểm duyệt gắt gao của FDA đã ngăn chặn được nhiều vụ phát tán thuốc giả, thuốc kém chất lượng trong nước.

Tuy nhiên, việc nhập khẩu thuốc lại gây ra nhiều khó khăn cho cơ quan này trong việc kiểm soát chất lượng dược phẩm.

Vào tháng Tư, FDA đã ra tối hậu thư buộc các công ty phải có kế hoạch xử lý vi phạm, nếu không sẽ phải đối mặt với cáo buộc hình sự: một năm tù giam và phạt tiền 100.000 đô la Mỹ hoặc gấp đôi lợi nhuận thu được từ những sản phẩm giả, trong đó có Medical Device King, Pharmalogical và Taranis Medical.

FDA cũng khuyên các bệnh nhân cẩn thận với những cách điều trị chưa được kiểm duyệt và trao đổi với bác sỹ để được chữa trị cũng như chăm sóc đúng cách.

Theo ông Donald Ashley, Giám đốc Văn phòng thực thi của Trung tâm Đánh giá và Nghiên cứu Dược phẩm, những người được chẩn đoán ung thư thường sẽ cảm thấy tuyệt vọng và đó là cơ hội để các kẻ lừa đảo lợi dụng lòng tin, buôn bán tràn lan những sản phẩm chưa được kiểm nghiệm, nguy hiểm cho sức khỏe lên mạng.

Các sản phẩm này gồm có nhiều loại thuốc viên, thảo dược, trà và dầu bôi thường xuất hiện trên các trang web cùng với lời quảng cáo là ‘thảo dược từ thiên nhiên’ giúp điều trị ung thư.

my-thuoc-ung-thu-gia-3

my-thuoc-ung-thu-gia-3


my-thuoc-ung-thu-gia

Năm 2014, ở Trung Quốc phát hiện 75% thuốc chữa ung thư mua trên mạng là giả hoặc kém chất lượng.

The Catalyst, http://catalyst.phrma.org

Trong một số trường hợp khác, sau những lời quảng cáo trên, các công ty in thêm lên nhãn mác rằng họ không chủ đích chẩn đoán, điều trị hoặc phòng ngừa bất kỳ loại bệnh nào.

Ông Ashley cho biết: ‘Đưa ra những lời quảng cáo mập mờ như vậy là một chiêu trò để dụ dỗ khách hàng nhưng không thể qua mắt được cơ quan nhà nước’.

my-thuoc-ung-thu-gia-5

 Bao bì một loại thuốc ung thư giả phổ biến - Nguồn: securingindustry

Theo TS Vinay Prasad, một bác sỹ chuyên khoa ung thư và Phó Giáo sư tại Đại học Khoa học và Y tế Oregon, những thông tin sai lệch trên các sản phẩm trôi nổi này khiến ông gặp khó khăn trong việc điều trị bệnh nhân.

‘Tôi thường gặp những bệnh nhân đã tìm hiểu đủ loại thuốc chữa ung thư chưa được kiểm nghiệm và phải mất rất nhiều thời gian mới thuyết phục được họ rằng những thuốc đó là giả mạo.

Thậm chí, những sản phẩm đó có thể khiến bệnh nhân không tin vào các phương pháp điều trị truyền thống’, bác sỹ Prasad cho hay.

Bệnh nhân cần hiểu rằng các chính phủ nước ngoài không thể đảm bảo độ an toàn và hiệu quả cho các loại thuốc được sản xuất trên đất nước họ.

Mặc dù FDA đã đưa ra hơn 90 đơn cảnh cáo đối với các công ty buôn bán thuốc ung thư giả trong vòng 10 năm qua, cơ quan này cho biết, vẫn còn rất nhiều trường hợp mà họ chưa thể xử lý kịp thời.

Năm ngoái, FDA và Interpol đã tịch thu thuốc và các thiết bị y tế trái phép từ hơn 1.500 trang web.

Các thủ đoạn buôn lậu thuốc chống ung thư giả ở Mỹ 

Phần 1: Thuốc ung thư giả đóng gói trong vỏ thuốc đã qua sử dụng được rửa bằng nước bẩn

Công nghệ làm thuốc giả ngày càng trở nên tinh vi. Ở Trung Quốc, những kẻ làm giả có thể thu thập những vỏ thuốc ung thư rỗng từ rác thải bệnh viện rồi cho thuốc giả vào.

Sau đó, bọn chúng vận chuyển những loại thuốc này từ đến Trung Đông hoặc Bắc Mỹ trước khi bán cho một công ty phân phối ở châu Âu.

Phần 2: Những nhà phân phối nước ngoài che giấu nguồn gốc thuốc bằng cách vận chuyển qua châu Âu

Lô thuốc này sẽ vào tay một nhà phân phối ở Đan Mạch, sau đó một nhà bán lẻ ở Canada sẽ mua lại những sản phẩm đó rồi vận chuyển đến nhà phân phối ở Anh để bán sang một vài bang ở Mỹ.

Nhà phân phối ở Anh có trách nhiệm làm giả mạo tờ khai hải quan để đưa thuốc giả vào Mỹ.

Phần 3: Bác sỹ Mỹ kê thuốc giả mạo cho bệnh nhân ung thư

Vì lợi nhuận, một số bác sỹ người Mỹ mua những loại thuốc chống ung thư giá rẻ từ nhà bán lẻ qua mạng ở Canada.

Ít nhất đã có hai bệnh nhân bị sốc thuốc vì điều trị bằng những loại thuốc này.

Phần 4: Việc nhập khẩu thuốc mở biên giới Hoa Kỳ một cách nguy hiểm và làm tê liệt khả năng can thiệp của FDA

Theo phản ánh của nhiều bác sỹ, FDA đã kiểm chứng các loại thuốc giả và đưa ra hơn 100 thư cảnh cáo.

Tuy nhiên, nếu Mỹ cho phép nhập khẩu thuốc, việc phát hiện và tiêu hủy thuốc giả sẽ càng khó khăn hơn.

Quỳnh Anh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO