Báo Điện tử Gia đình Mới

Những điều đáng học tập từ cách ứng xử và lối sống đặc biệt của người Nhật

Luôn mang theo danh thiếp, sổ tay, trân trọng đồng tiền, giữ trật tự nơi công cộng, thích đi xe đạp, v.v. – những điều tưởng chừng bình thường đã làm nên một lối sống và cách ứng xử văn minh của người Nhật.

dieu-dang-hoc-tap-tu-loi-song-nguoi-nhat-4

Ở Nhật Bản, người ta rất coi trọng phép xã giao, không bao giờ quên mua quà cho người khác và ít khi thể hiện cảm xúc.

Đây là một nét văn hóa khác biệt gợi lên sự tò mò cũng như bất ngờ với những người nước ngoài.

Cùng Gia Đình Mới tìm hiểu những gì chúng ta có thể học hỏi từ cách ứng xử và lối sống của người Nhật.

Luôn mang theo sổ tay và cất giữ danh thiếp của người khác cẩn thận  

Empty

Mỗi cuộc gặp mặt bàn chuyện kinh doanh của Nhật đều bắt đầu bằng việc trao đổi danh thiếp.

Người Nhật cẩn trọng nhận lấy danh thiếp của người kia bằng hai tay và đọc to thông tin ghi trên đó.

Sau đó, họ sẽ cho những chiếc danh thiếp này vào một cái hộp trên bàn để sử dụng khi cần.

Một lưu ý nữa là người nhận không được phép cho danh thiếp vào trong túi, nếu không sẽ làm người kia cảm thấy bị xúc phạm.

Nghi thức trao đổi danh thiếp cho thấy bạn rất coi trọng cuộc họp và những người tham gia.

Tương tự, người Nhật luôn mang theo một quyển sổ tay và viết những kế hoạch cũng như lịch hẹn của họ trong đó.

Đối tác sẽ cảm thấy không được tôn trọng nếu bạn quên buổi gặp mặt hoặc không ghi lại lịch hẹn vào trong sổ.

Tôn trọng cấp trên/tiền bối 

Empty

Theo truyền thống, trong một buổi họp, những người lớn tuổi nhất sẽ được quyền phát biểu trước.

Ý kiến của họ luôn được tôn trọng và phân tích kỹ lưỡng bởi những nhân viên trẻ hơn.

Ở chỗ làm, nhân viên thường cúi gập người chào cấp trên. Các nhân viên mới vào vô cùng ngưỡng mộ các bậc tiền bối vì những kinh nghiệm và khả năng được tích lũy của họ.

Ở Nhật Bản, kinh nghiệm lâu năm giúp người ta có vị trí cao trong công ty. Đó là lý do càng lớn tuổi, các nhân viên càng có vai trò quan trọng hơn.

Nếu bạn không đồng ý với sếp, tốt nhất là nên thảo luận với người đó sau chứ không nên thể hiện sự bất đồng ngay trong buổi họp.

Luôn giữ thái độ nghiêm túc khi làm việc

Trong giờ làm việc, bạn hiếm khi thấy người Nhật cười vì họ luôn giữ thái độ nghiêm túc trong công việc.

Họ thường nói chuyện nhỏ nhẹ và nhắm mắt để lắng nghe tốt hơn. Thái độ này khiến nhiều người mới đến hiểu lầm rằng người Nhật thường nói chuyện với nhau nhàm chán và không thoải mái.

Nghiêm túc trong giờ làm việc là cách người Nhật thể hiện sự tôn trọng với chỗ làm.

Họ không pha trò cười, trừ khi đó là giờ giải lao.

Quy định này giúp họ cố gắng và tập trung đến mức tối đa ở công sở.

Chuộng đi xe đạp

Empty

Nhật Bản là một trong những nước giàu mạnh nhất thế giới, nổi tiếng với GDP cao mà ngành công nghiệp ô tô hàng đầu.

Vì vậy, mua xe ở Nhật Bản không phải điều khó khăn với nhiều gia đình. Ngoài ra, hệ thống giao thông và phương tiện công cộng giúp người Nhật di chuyển dễ dàng.

Tuy nhiên, họ vẫn sử dụng một lượng lớn xe đạp. Ước tính có khoảng hơn 50% dân số Nhật Bản đạp xe.

Có một số lý do để giải thích cho điều này. Thứ nhất, đạp xe giúp họ di chuyển dễ dàng trên những đường phố nhỏ hẹp của Nhật.

Thứ hai, người già cảm thấy an toàn và khỏe mạnh hơn khi đạp xe so với lái ô tô.

Hơn nữa, đạp xe có thể tránh nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng ở các khu dân cư.

Quan niệm đặc biệt về giá trị đồng tiền

Empty

Người Nhật nghĩ rằng tiền là sự đền đáp cho những nỗ lực và sự chăm chỉ, vì vậy những người Nhật làm trong ngành dịch vụ không nhận tiền boa của khách hàng. Theo họ, phục vụ khách hàng là bổn phận và trách nhiệm của họ.

Khi trả tiền mặt, bạn thường phải bỏ tiền vào một chiếc khay nhỏ chứ không đưa trực tiếp cho người thu ngân vì đó là một hành động bất lịch sự. 

Giữ trật tự nơi công cộng 

Empty

Nhật Bản, một đất nước đi đầu trong ngành công nghiệp và dịch vụ nhưng không hề ồn ào và náo nhiệt như tưởng tượng của nhiều người.

Mặc dù phố xá rất đông đúc nhưng bạn hiếm khi nghe tiếng còi tàu xe. Tiếng động lớn nhất có lẽ là từ còi xe chữa cháy hoặc cứu thương.

Trong giờ cao điểm, trên các phương tiện giao thông công cộng, các hành khách hiếm khi nói chuyện với nhau.

Thậm chí nói chuyện điện thoại ở nơi công cộng cũng được coi là bất lịch sự.

Thay vào đó, người ta có thể đọc báo, đọc sách, nhắn tin hoặc ngủ, v.v., miễn là không làm phiền với những xung quanh.

Quỳnh Anh/giadinhmoi.vn

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO