Báo Điện tử Gia đình Mới

Những người thoát chết miêu tả ‘giây phút cuối’: từ cảm giác tuyệt đối bình tâm đến ‘vô cùng cô đơn’

Chủ đề về 'kinh nghiệm cận tử' tồn tại nhiều năm và có hàng ngàn lượt trả lời, hàng trăm ngàn lượt theo dõi trên Quora - một webiste chuyên về hỏi đáp có quy mô toàn cầu. Sau đây là những kinh nghiệm cận tử giúp bạn sau khi đọc cảm thấy ý nghĩa cuộc sống sâu sắc hơn bao giờ hết!

can tu_3

Một số người đã trải qua cảm giác cận tử, họ là người ‘từ cõi chết trở về’ theo đúng nghĩa đen. Sau khi thoát chết trong gang tấc, họ đã chia sẻ câu chuyện của mình trên trang Quora với mong muốn chiếu rọi ánh sáng vào một trong những bí ấn lớn nhất của cuộc sống loài người.

Christopher Mooney (Anh Quốc), một trong những người đã chia sẻ kinh nghiệm cận tử với trang hỏi đáp Quora, kể câu chuyện ‘chạm mặt thần chết’ thật sự của mình.

Ông Mooney tin rằng mình đã có 20 – 30 giây kết thúc sự sống.

Một cách chắc chắn, ông đã miêu tả cảm giác bình tâm. Ông nói rằng đó là một trong những khoảnh khắc ‘yên bình nhất’ của cuộc đời mình. Ông thậm chí còn nhận ra khía cạnh nực cười của hoàn cảnh thiếu may mắn mà ông đã rơi vào.

Ông Mooney, một nhà nghiên cứu Vật lý học thuật, cho rằng khuôn mẫu về ‘cuộc sống lóe sáng’ trong giây phút từ trần là có thật. Ông đã hồi tưởng lại về con người mà mình đã từng là, về những điều mà ông có thể nên làm theo cách khác…

Ông Mooney chia sẻ: ‘Mặc dù vào thời điểm đó tôi là một người vô thần, nhưng tôi thực sự không cảm thấy đó là sự kết thúc. (…) Tôi gần như có cảm nhận rằng mình chỉ chuyển từ một phần đời này sang một phần khác.

Tôi biết nghe có vẻ thật điên rồ, nhưng tôi chỉ có thể nói là, khi cái giây phút ấy đến, toàn bộ tâm trí tôi đã sẵn sàng cho nó.

Tôi nghĩ rằng, phải chăng cả phần hồn và phần xác của con người đã được chuẩn bị cho cái chết, nhưng người ta không tiếp cận được với kỹ năng đó, cho đến ngày người ta thực sự cần nó?’

kinh nghiem can tu_1 (1)

Tôi biết nghe có vẻ thật điên rồ, nhưng tôi chỉ có thể nói là, khi cái giây phút ấy đến, toàn bộ tâm trí tôi đã sẵn sàng cho nó.

Tôi nghĩ rằng, phải chăng cả phần hồn và phần xác của con người đã được chuẩn bị cho cái chết, nhưng người ta không tiếp cận được với kỹ năng đó, cho đến ngày người ta thực sự cần nó?’

Christopher Mooney (Anh)

Một cô gái đến từ New Yorker, Kiara St. Clara lại có một câu chuyện thấm đẫm nỗi đau khi kể về kinh nghiệm cận tử.

Cô đã trải qua tai nạn sốc phản vệ, tim cô ngừng đập trong 2 phút – một thử thách mà cô miêu tả là cảm giác ‘cô đơn tồi tệ nhất’ mà cô từng trải qua.

‘Trời tối tăm, không trung trống rỗng, bao trùm là một cảm giác đau thương chưa từng tồn tại’ – cô nói.

Kiara đã gọi tên những người thân thiết đã qua đời của mình đến để giúp, nhưng không ai tới. Cô cảm thấy hối tiếc về những gì cô đã không thực hiện.

‘Tôi đã có cảm giác pha trộn giữa giác ngộ và vô cùng bối rối, thất vọng’ – Kiara cho hay.

Một người phụ nữ khác, Lucia Arrigucci, nói rằng cô cảm thấy mình tự tách rời khỏi cơ thể và trôi về phía một luồng sáng rực rỡ.

cam-giac-cua-nguoi-chet

Đó là vào năm 2014, Lucia bị tai nạn trong lúc cưỡi ngựa. Tim cô đã ngừng đập trong vòng vài phút trước khi được cấp cứu.

Cô không thể quên được cảm giác của mình lúc đó: ‘Cảm giác đầu tiên của tôi là: nó là thế đấy, chẳng có gì đáng sợ…

Nếu như người ta cần biết gì về cái chết, đó là không có gì cần phải sợ hãi. Suy nghĩ thứ hai của tôi: Tôi đã chết khi đang làm một việc mình yêu thích, vì vậy tôi cần ứng xử như một anh hùng, đối mặt và thâm nhập vào một cõi khác.

Cuối cùng, tôi nhìn thấy đứa con 3 tuổi của mình từ trường mẫu giáo trở về, tìm kiếm tôi như mọi ngày. Bất giác, tôi cảm thấy buồn vô tận.

Tôi tự nói với bản thân mình: Nếu mà mình còn sống sót mình sẽ không bao giờ chờ đợi để những thứ bên ngoài bản thân mình thay đổi, mình sẽ tận hưởng cuộc sống, từng chút một, mỗi ngày’.

‘Đến giờ, đã 3 năm trôi đi và tôi vẫn còn sống. Dù không dễ dàng nhưng tôi vẫn luôn luôn nhớ lại những giây phút cận kề cái chết đó. Đó quả thực là một điều quan trọng’.

con tim me_last

Cuối cùng, tôi nhìn thấy đứa con 3 tuổi của mình từ trường mẫu giáo trở về, tìm kiếm tôi như mọi ngày. Bất giác, tôi cảm thấy buồn vô tận.

Tôi tự nói với bản thân mình: Nếu mà mình còn sống sót mình sẽ không bao giờ chờ đợi để những thứ bên ngoài bản thân mình thay đổi, mình sẽ tận hưởng cuộc sống, từng chút một, mỗi ngày’.

Lucia Arrigucci (Anh)

Đối với Austin McCormack, người suýt chết vì tai nạn xe máy, những cảm xúc đan xen giữa tiếc nuối và hi vọng tan vỡ cứ xôn xao trong tâm trí anh.

Michelle Fisher, chủ một doanh nghiệp, cho biết bà đã 2 lần trải qua kinh nghiệm cận tử. Bà cảm nhận được trạng thái hư vô sau khi tim ngừng đập.

James Pay, nhà nghiên cứu tại Đại học Rocky Mountain (Mỹ), cho rằng mình đã có một vài lần trải qua trạng thái cận tử.

Ông chia sẻ: ‘Trong trạng thái ấy, tôi chỉ có thể nói rằng khoảng khắc cận kề cái chết thực sự tĩnh lặng với sự yên bình mà tôi chưa từng cảm nhận ở bất cứ giây phút nào khác trong cuộc đời mình.

(...) Đa số mọi người thường sợ sệt trước cái chết nhưng khi một vài khoảnh khắc cuối cùng thực sự tới, có thể họ sẽ ngạc nhiên thấy tại sao có thể tĩnh lặng đến thế’.

James Pay cũng nhớ lại những điều tốt đẹp và tồi tệ trong cuộc đời mình, tuy nhiên, cuối cùng tất cả đều nhòa đi trước cảm giác tĩnh lặng và yên bình.

Ông cho rằng với bản thân mình thì những kinh nghiệm trên là có thực, hoặc theo một cách nói khác, là gần với cõi thực. ‘Với những người khác, câu hỏi này (câu hỏi về kinh nghiệm cận tử) là loại câu hỏi mà chỉ dành cho những người đã sẵn sàng để biết câu trả lời.

Câu trả lời sẽ đến đủ sớm với mỗi người’.

Theo Daily Mail

sun set
Phương Phương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO