Báo Điện tử Gia đình Mới

Những thí nghiệm khoa học phi nhân đạo trên trẻ em khiến thế giới phẫn nộ (Phần 2)

Vì mục đích nghiên cứu, các nhà khoa học có thể không ngại thử nghiệm, mắc lỗi, mạo hiểm, thất bại, thậm chí mạo hiểm cả con cái của mình ra để làm thí nghiệm khoa học.

Ở Phần 1, chúng ta đã tìm hiểu 4 thí nghiệm man rợ từng được thực hiện trên trẻ em. Trong phần tiếp theo, Gia Đình Mới tiếp tục tổng hợp những thí nghiệm khoa học phi nhân đạo từng được thực hiện trên trẻ em để cho thấy mặt tối đằng sau những thành công khoa học rực rỡ của nhân loại.

1. Thí nghiệm con búp bê hỏng: Khiến trẻ cảm thấy tội lỗi

thi-nghiem-khoa-hoc-phi-nhan-dao-tren-tre-em-thumb

Các nhà tâm lý học từ Đại học Iowa, Mỹ đã quyết định tìm hiểu (một cách rất nhẫn tâm) xem trẻ em phát triển cảm giác tội lỗi như thế nào. Và thí nghiệm với con búp bê hỏng giúp họ thực hiện nghiên cứu của mình.

Thí nghiệm diễn ra như sau: Một người trưởng thành sẽ cho từng đứa trẻ xem một con búp bê, nói với đứa bé con búp bê quý giá như thế nào, ông ta yêu nó ra sao, nó quan trọng đến nhường nào,... Sau đó, ông ta trao con búp bê cho đứa bé và yêu cầu đứa bé phải hết sức cẩn thận với con búp bê.

Nhưng khi con búp bê được trao vào tay đứa bé, một hệ thống đặc biệt từ bên trong sẽ tự động làm con búp bê bị gãy rời. Theo hướng dẫn của các nhà tâm lý học, thì sau khi con búp bê bị hỏng, người trưởng thành kia sẽ phải không nói lời nào, nhìn chằm chằm đứa trẻ trong 1 phút đồng hồ.

Thật khó tưởng tượng điều gì đã diễn ra trong đầu đứa bé với cảm giác tội lỗi. Việc người lớn nhìn chằm chằm đứa bé trong im lặng khiến tình hình thêm phần nghiêm trọng. Sau một thời gian, ông ta sẽ đến bên đứa trẻ, mang theo một con búp bê khác và giải thích với bé rằng đây không phải lỗi của ai hết.

Tuy nhiên, những đứa trẻ đã bị tổn thương và vẫn cảm thấy tội lỗi.

Nghiên cứu chứng minh điều gì?

Những đứa trẻ từng tham gia thí nghiệm cư xử rất cẩn trọng và bình tĩnh trong những năm sau đó. Tuy nhiên, có lẽ chúng không học được điều gì tích cực từ cảm giác tội lỗi từng trải qua. Thay vào đó, cách cư xử của chúng là do sợ làm người khác buồn. 

2. Cấy virus đậu mùa lên chính con ruột để thử nghiệm vắc-xin mới 

thi-nghiem-khoa-hoc-phi-nhan-dao-tren-tre-em-02

Vào thế kỷ 18, bác sĩ người Anh Edward Jenner quyết định chứng minh rằng những người đã tiếp xúc với bệnh đậu mùa ở bò (cowpox) thì sẽ không bị bệnh đậu mùa ở người (smallpox). 

Khác với bệnh đậu mùa ở người, vốn làm bệnh nhân bị mụn rộp nghiêm trọng và sốt cao tới mức nguy hiểm, bệnh đậu mùa ở bò không gây triệu chứng bệnh ở người tiếp xúc (mà theo ông quan sát là những người vắt sữa bò).

Để chứng minh giả thuyết của mình, Jenner đã  lấy chất dịch từ một vết rộp đậu mùa ở bò và tiêm nó vào chính con ruột của mình. Khoảnh khắc này thậm chí được dựng thành bức tượng điêu khắc. Sau đó, ông tiếp tục liều lĩnh tiêm cho cậu bé virus đậu mùa ở người. Nếu giả thuyết của ông là đúng thì đứa bé sẽ không phát bệnh.

Nghiên cứu chứng minh điều gì?

May mắn là những tính toán của ông đã chính xác và đứa bé không bị đậu mùa. Nếu không, có lẽ Jenner đã phải ở trong tù vì hành động điên rồ của mình thay vì sáng chế được loại vắc-xin quan trọng với loài người.

3. Thí nghiệm khiến trẻ sợ hãi những vật màu trắng

thi-nghiem-khoa-hoc-phi-nhan-dao-tren-tre-em-03

Nhà khoa học John Watson muốn xác định phản xạ cảm xúc có điều kiện ở trẻ hình thành như thế nào. Do đó, ông đã tiến hành một thí nghiệm với cậu bé Albert 9 tháng tuổi của mình, và dạy cho cậu bé sợ những vật có màu trắng.

Đầu tiên, ông cho Albert xem một con chuột bạch. Sau khi đứa bé quen và chơi với con chuột, ông bắt đầu dọa đứa bé bằng cách mỗi lần Albert đến gần chú chuột bạch, ông ta lại lấybúa đập vào một ống kim loại để tạo ra những tiếng ồn rất lớn.

Lặp lại nhiều lần, Albert bắt đầu sợ hãi không chỉ chuột bạch mà cả những vật màu trắng khác dù trông chúng không giống chuột bạch chút nào. Cậu bé luôn khóc mỗi khi thấy những vật màu trắng. Thí nghiệm nhanh chóng phải dừng lại vì mẹ cậu bé đã mang cậu bé đi.

Nghiên cứu chứng minh điều gì?

Đây là cách người ta thường dùng để huấn luyện động vật, và hóa ra người ta có thể tạo ra những cảm xúc trên trẻ em. May mắn là những thí nghiệm phi nhân đạo và mang tính bạo lực tình thần lên trẻ em như vậy không còn được cho phép nữa.

4. Thí nghiệm làm trẻ nói lắp

thi-nghiem-khoa-hoc-phi-nhan-dao-tren-tre-em-05

Một thí nghiệm hãi hùng khác từng được nhà khoa học Wendell Johnson và Mary Tudor thực hiện năm 1939, khi họ đang nghiên cứu các yếu tố trong sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ.

Họ đã tập hợp 22 đứa trẻ và chia thành hai nhóm, cố tình làm cho một nhóm trẻ nói lặp.

Với một nhóm, họ dành cho trẻ những lời khen ngợi, và nhóm còn lại thì chế nhạo và cười cợt. Những đứa trẻ nghĩ rằng chúng đã nói điều gì không đúng, và vì thế chúng bắt đầu lắp bắp để không nói sai nữa.

Không lâu sau, những đứa trẻ từ nhóm thứ hai không chịu nói chuyện với người khác, một số bắt đầu nói lặp.

Báo chí gọi thí nghiệm của Johnson là "nghiên cứu quái vật". Lẽ ra nghiên cứu nên tập trung vào các động lực nuôi dạy những đứa trẻ với những lời nhận xét tích cực, hay ít nhất là không có những lời chỉ trích, nhạo báng tiêu cực.

Nghiên cứu chứng minh điều gì?

Nếu bạn liên tục la hét, mắng chửi đứa trẻ, chúng có thể lớn lên thành người tự ti. Nhưng nếu bạn không ngừng khen ngợi, ủng hộ, chúng sẽ vượt qua những thiếu sót và sai lầm mà chúng từng mắc.

thi-nghiem-khoa-hoc-phi-nhan-dao-tren-tre-em-06

Những nghiên cứu trên con người là một trong những chủ đề gây tranh cãi nhất của khoa học hiện đại. Một mặt, cách tiếp cận này sẽ giúp các nhà khoa học tìm hiểu được nhiều hơn về cơ thể người, nhưng mặt khác, có những nghi vấn về mặt đạo đức được dấy lên xoay quanh kiểu thí nghiệm này. 

Hơn nữa, nếu những đứa trẻ tham gia nghiên cứu có thể bị tổn thương về thể chất hay tinh thần, thì tốt nhất là hãy bỏ qua ý tưởng thí nghiệm đó ngay lập tức.

(Theo BS)

Trang Đặng/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO