Báo Điện tử Gia đình Mới

Phụ nữ mang thai không tiêm vắc xin phòng Sởi, con sinh ra miễn dịch không đủ bảo vệ

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, miễn dịch bảo vệ bệnh sởi ở các bà mẹ mang thai là thấp và có một tỷ lệ lớn trẻ dưới 9 tháng tuổi sinh ra từ các bà mẹ này không có miễn dịch, hoặc miễn dịch từ mẹ truyền sang con không đủ bảo vệ trẻ phòng bệnh sởi.

Một nghiên cứu tồn lưu miễn dịch với vi rút sởi ở trẻ 2-9 tháng tuổi tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương năm 2015 cho thấy:

Tỷ lệ trẻ 2-9 tháng tuổi có kháng thể kháng sởi (kháng thể IgG) đủ bảo vệ chỉ đạt 13,1%. Tỷ lệ trẻ không được bảo vệ phòng bệnh sởi chiếm 86,9%. Tỷ lệ trẻ có kháng thể bảo vệ cao nhất ở nhóm trẻ 2 tháng tuổi (35,1%), tiếp theo là nhóm 3-5 tháng tuổi (21,3%), thấp nhất ở nhóm 6-9 tháng tuổi (0,5%). Trẻ lớn tuổi nhất còn kháng thể bảo vệ là 6,7 tháng tuổi.

Tất cả trẻ từ 7-9 tháng tuổi không còn kháng thể bảo vệ. Nhóm trẻ có mẹ đã từng mắc sởi có tỷ lệ bảo vệ 22,8% cao gấp 2,5 lần so với nhóm có mẹ chưa từng mắc sởi và chưa từng tiêm vắc xin sởi.

157395-tiem-phong-thai-ky-660x407

Nhóm có mẹ chưa từng mắc sởi nhưng đã từng tiêm vắc xin sởi có tỷ lệ bảo vệ 11,5% cao gấp 1,1 lần so với nhóm có mẹ chưa từng mắc sởi và chưa từng tiêm vắc xin nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Cũng theo báo cáo của Bộ y tế,  nghiên cứu đánh giá tình trạng kháng thể IgG kháng sởi ở cặp mẹ con khám thai và sinh tại huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2016 đưa ra kết quả:

Có 71,7% bà mẹ mang thai có kháng thể IgG kháng sởi dương tính; 28,3% âm tính với xét nghiệm IgG kháng sởi.

Tỷ lệ dương tính với kháng thể kháng sởi cao nhất ở phụ nữ ≥ 30 tuổi (90,5%) và nhóm 25-29 tuổi (74,2%) gấp 9,5 lần và 2,9 lần so với nhóm 18-19 tuổi (50%).

Tuổi bà mẹ càng lớn thì tỷ lệ trẻ sơ sinh được bảo vệ càng cao.Tỷ lệ này ở trẻ sinh ra từ nhóm bà mẹ ≥30 tuổi cao hơn 8,1 lần so với ở trẻ sinh ra từ nhóm các bà mẹ 18-19 tuổi.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo, tình hình dịch bệnh sởi có nhiều diễn biến phức tạp, đồng thời kết quả của một số nghiên cứu, đánh giá cho thấy miễn dịch bảo vệ phòng sởi ở phụ nữ mang thai đang ở mức thấp.

Ngoài ra, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên chủ động đến các cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi và Rubella, để chủ động phòng bệnh cho chính mình và phòng bệnh Sởi, hội chứng Rubella bẩm sinh với đa dị tật cho con.

Vắc xin sởi - rubella (MRVAC) do POLYVAC sản xuất được chính phủ Nhật Bản hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam. 

MRVAC là vắc xin phối hợp bao gồm 2 thành phần: virus Sởi sống, giảm độc lực và kháng nguyên Rubella. Vắc xin MRVAC chỉ bổ sung thêm kháng nguyên Rubella vào vắc xin MVVAC.

Vắc xin MRVAC được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành số QLVX-995-17ngày 27/03/2017.

Hồng Ngọc/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO