Báo Điện tử Gia đình Mới

Quý 1/2020, Doanh thu hợp nhất Masan Group tăng trưởng 116,1%

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 4 năm 2020 – Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN, “Masan” hoặc “Công ty”) công bố kết quả kinh doanh Quý 1 năm 2020 (“1Q2020”).

Quý 1/2020, Doanh thu hợp nhất Masan Group tăng trưởng 116,1% 0

Những điểm nổi bật

  • VinCommerce (“VCM”) đạt tăng trưởng doanh thu thuần 40% trong Quý 1/2020. Lợi nhuận cải thiện đáng kể với biên EBITDA trong Quý 1/2020 đạt mức (5.1)%, tăng lên so với mức (9.1)% và (10.7)% lần lượt vào Quý 1/2019 và Quý 4/2019.
  • Masan Consumer Holdings (“MCH”): Doanh thu thuần tăng trưởng 22,4% và EBITDA tăng trưởng 5,3% vào Quý 1/2020.
  • Ngành thịt và chăn nuôi của Masan MEATLife (“MML”) tiếp tục mở rộng quy mô, đạt doanh thu thuần 453 tỷ đồng vào Quý 1/2020, tăng trưởng 85% so với Quý 4/2019 và đạt EBITDA hòa vốn vào Quý 1/2020.
  • Kết quả kinh doanh của Masan Resources (“MSR”) chịu nhiều ảnh hưởng do tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế toàn cầu. Doanh thu thuần của MSR giảm 10,4%, tuy nhiên, lợi nhuận và nguồn tiền mặt kỳ vọng sẽ khởi sắc từ Quý 2/2020 nhờ việc giải phóng tồn kho đồng và hiệp lực với nền tảng kinh doanh vonfram của H.C.Starck sau khi hoàn tất giao dịch.
  • Ban điều hành kỳ vọng Lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông của Công ty (NPAT Post – MI) sẽ tăng tốc từ Quý 2/2020 trở đi khi VinCommerce cải thiện lợi nhuận hơn nữa và đầu tư chiến lược vào MCH trong Quý 1/2020 sẽ phát huy kết quả.
  Chủ tịch Tập đoàn Masan Group, ông Nguyễn Đăng Quang

Chủ tịch Tập đoàn Masan Group, ông Nguyễn Đăng Quang

Chủ tịch Tập đoàn Masan Group, ông Nguyễn Đăng Quang chia sẻ:

-“Thật sự, tôi đã không nghĩ rằng VinCommerce có thể chuyển đổi nhanh như vậy. Mức lỗ của VinCommerce trong Quý 1/2020 đã giảm một nửa và doanh thu tăng trưởng 40% so với Quý 1/2019. Nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là kết quả ngắn hạn do tác động của COVID-19, nhưng tôi tin rằng khó khăn và thách thức luôn là động lực để kích hoạt sự đổi mới.

COVID-19 khiến lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam chuyển đổi cấu trúc nhanh chóng hơn theo hướng bán lẻ hiện đại để phù hợp với xu hướng tiêu dùng mới và tốc độ của quá trình này sẽ ngoài sức tưởng tượng của chúng ta.

Với quy mô hoạt động và mối quan hệ hợp tác mật thiết với hàng trăm ngàn điểm bán lẻ truyền thống trên cả nước, Masan cùng các đối tác sẽ thúc đẩy xu hướng bán lẻ hiện đại nhằm mang đến những lợi ích tốt nhất và trải nghiệm vượt trội cho người tiêu dùng.

Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến đội ngũ lãnh đạo và toàn thể nhân viên Masan, đặc biệt là đội ngũ VinCommerce – những người đã tạo nên kỳ tích này.”

Quý 1/2020, Doanh thu hợp nhất Masan Group tăng trưởng 116,1% 2

Phân tích Kết quả tài chính hợp nhất

  • Doanh thu thuần hợp nhất Quý 1/2020 đạt mức 17.632 tỷ đồng, tăng trưởng 116,1% so với mức 8.160 tỷ đồng vào Quý 1/2019.
    • Doanh thu thuần của MCH đạt mức tăng trưởng 22,4% vào Quý 1/2020, được thúc đẩy bởi tăng trưởng 59,7% của ngành hàng thực phẩm tiện lợi và tăng trưởng gấp 3 lần của ngành hàng thịt chế biến. Chiến lược cao cấp hóa và đô thị hóa của MCH tăng tốc với doanh số tăng trưởng 75% tại kênh bán lẻ hiện đại (MT).
    • Doanh thu Quý 1/2020 của VCM lần lượt tăng trưởng 40,3% so với Quý 1/2019 và 17,0% so với Quý 4/2019. Tăng trưởng được thúc đẩy bởi các yếu tố:
      • Tăng trưởng doanh số bán hàng cùng cửa hàng (SSSG) đạt mức hai chữ số tại Hà Nội, các thành phố cấp 1 và cấp 2;
      • Đóng góp doanh thu của 27 siêu thị VinMart (VM) và 1.192 siêu thị mini VinMart+ (VMP) mới mở cửa trong năm 2019; và
      • Tăng trưởng doanh số mạnh mẽ bù đắp cho tốc độ mở rộng điểm bán chậm lại trong Quý 1/2020 nhằm tối ưu hóa mạng lưới điểm bán của VCM.
Quý 1/2020, Doanh thu hợp nhất Masan Group tăng trưởng 116,1% 3
  • Mảng kinh doanh thịt của Masan MEATLife tiếp tục mở rộng quy mô, đạt doanh thu thuần 453 tỷ đồng vào Quý 1/2020, tăng trưởng 85% so với Quý 4/2019.
  • Doanh thu thuần của Masan Resources sụt giảm 10,4% do giá khoáng sản tiếp tục ở mức thấp vì tác động của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, MSR kỳ vọng có thể bán đồng tồn kho từ Quý 2/2020 trở đi để thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và tạo ra dòng tiền mặt tốt hơn.
Quý 1/2020, Doanh thu hợp nhất Masan Group tăng trưởng 116,1% 4
  • Dự báo Kết quả tài chính 2020

Triển vọng tương lai của Masan được thể hiện theo bối cảnh kinh doanh hiện nay và có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố rủi ro.

  • MCH: dự kiến tăng trưởng doanh thu thuần hơn 15% và tăng trưởng lợi nhuận hai chữ số:
    • Ngành hàng Gia vị: tiếp tục tập trung vào chiến lược cao cấp hóa sản phẩm và cải thiện biên lợi nhuận của mảng hạt nêm
    • Ngành hàng Thực phẩm tiện lợi và Thịt chế biến: tập trung vào chiến lược cao cấp hóa danh mục hiện có, đồng thời chú trọng xây dựng các giải pháp bữa ăn hoàn chỉnh. Ban điều hành dự đoán người tiêu dùng sẽ ngày càng chuyển sang sử dụng thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn thay vì ăn tại hàng quán sau dịch COVID-19.
    • Ngành hàng Đồ uống: tập trung củng cố danh mục nước tăng lực trên cơ sở các phát kiến mới và sản phẩm đột phá.
    • Sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình (HPC): tích hợp thành công Công ty Cổ phần Bột giặt Net (NETCO), tận dụng hệ thống điểm bán của MCH để đưa thương hiệu và sản phẩm của NETCO đến gần hơn với người tiêu dùng trên toàn quốc. Bước tiếp theo trong nửa cuối năm 2020 là tung ra các sản phẩm tiềm năng khác trong ngành hàng sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình.
  • VCM: đạt biên EBITDA cả năm từ (3)% cho đến hòa vốn
    • Hợp lý hóa chi phí:
      • Đối sánh các điều khoản thương mại với nhà cung cấp nhằm đạt mức ngang bằng thị trường, tập trung vào việc giảm chi phí phí hoạt động tại cửa hàng, cụ thể liên quan đến chi phí vật tư tiêu hao, nâng cao hiệu suất nhân viên, đàm phán chi phí thuê tốt hơn, và tối ưu hóa chi phí hoạt động logistics.
      • Tái cấu trúc nền tảng logistic để thúc đẩy hiệu quả hoạt động
      • Tối ưu hóa mạng lưới cửa hàng với việc đóng cửa các cửa hàng không có khả năng đạt lợi nhuận.
    • Đổi mới danh mục sản phẩm: phát triển danh mục hàng hóa chủ chốt, đảm bảo các sản phẩm trong danh mục này có mặt tại tất cả các cửa hàng, đồng thời bổ sung thêm danh mục sản phẩm phù hợp theo vùng miền và mùa vụ. Chuyển trọng tâm của VCM sang đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
    • Chuyển đổi số: Số hóa toàn bộ nền tảng, quản lý theo thời gian thực và loại bỏ các quy trình thủ công nhằm giảm thiểu sai sót trong quá trình vận hành và cải thiện hiệu quả hoạt động.
  • MML: đặt mục tiêu doanh thu thịt đóng góp 20% vào doanh thu thuần của MML.
    • Số lượng điểm bán của MEATDeli dự kiến đạt hơn 2.000 điểm: gia tăng độ phủ tại các cửa hàng VMP, mạng lưới đại lý và mở rộng chuỗi cửa hàng MEATDeli.
    • Thức ăn chăn nuôi dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ vừa phải và có tiềm năng tăng mạnh nếu việc tái đàn heo được đẩy nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hiện nay, nguồn cung chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng.
  • MSR: tập trung hoàn thành việc tích hợp nền tảng kinh doanh vonfram của H.C. Starck (“HCS”) để trở thành nhà chế biến sản phẩm vonfram cận sâu (midstream) giá trị gia tăng trên toàn cầu, qua đó giảm bớt rủi ro biến động giá cả hàng hóa theo chu kỳ.
  • Quý 1/2020, Doanh thu hợp nhất Masan Group tăng trưởng 116,1% 5

Phân tích kết quả kinh doanh theo các lĩnh vực kinh doanh:

MCH: Doanh thu thuần Quý 1/2020 tăng trưởng 22,4% so với Quý 1/2019

Các kết quả kinh doanh nổi bật trong Quý 1/2020:

  • Doanh thu thuần Quý 1/2020 đạt mức 4,625 tỷ đồng, tăng 22,4% so với Quý 1/2019. Doanh thu thuần của ngành hàng Thực phẩm tiện lợi tăng 59,7%, ngành hàng Thịt chế biến tăng gấp 3 do nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tại nhà gia tăng trong mùa dịch.
  • Danh mục các sản phẩm cao cấp và giá trị gia tăng tiếp tục tăng trưởng: đóng góp của các sản phẩm nước mắm cao cấp tăng từ mức 12% trong Quý 1/2019 lên 14% trong Quý 1/2020. Đóng góp của các sản phẩm thực phẩm tiện lợi cao cấp tăng từ mức 48% trong Quý 1/2019 lên 53% trong Quý 1/2020.
  • Kênh MT và chiến lược đô thị hóa tăng tốc: doanh số tăng trưởng 75% từ kênh bán lẻ hiện đại và 20% từ kênh bán lẻ truyền thống.
  • Động lực tăng trưởng doanh thu:
    • Ngành hàng Thực phẩm tiện lợi: Doanh thu thuần tăng trưởng 59,7% được thúc đẩy bởi tăng trưởng 70% của phân khúc cao cấp. Phân khúc phổ thông tăng 50% trong Quý 1/2020 so với Quý 1/2019. Doanh thu của danh mục các giải pháp cho bữa ăn hoàn chỉnh (thuộc danh mục sản phẩm cao cấp) tăng 144% so với Quý 1/2019 và hiện chiếm 12% tổng doanh thu của ngành hàng so với mức 8% vào Quý 1/2019.
    • Ngành hàng Thịt chế biến: Doanh thu Quý 1/2020 tăng trưởng gần gấp 3 so với cùng kỳ năm ngoái. Các động lực tăng trưởng có thể kể đến là xúc xích Heo Cao Bồi và hoạt động tái tung xúc xích cao cấp Ponnie.
    • Ngành hàng Gia vị: bị ảnh hưởng bởi danh mục phổ thông giảm sút do dịch COVID-19, tuy nhiên danh mục cao cấp tiếp tục đà tăng trưởng.
      • Doanh thu các sản phẩm nước mắm ở phân khúc phổ thông giảm 11% do sụt giảm lượng khách hàng tại kênh hàng hàng quán (HORECA).
      • Danh mục nước mắm cao cấp tăng trưởng 3%
      • Hạt nêm tiếp tục là động lực tăng trưởng mới của mảng gia vị, đóng góp 143 tỷ đồng trong Quý 1/2020 so với mức 64 tỷ đồng của Quý 1/2019 và 125 tỷ đồng của Quý 4/2019.
    • Ngành hàng Đồ uống: Doanh thu thuần của toàn danh mục tăng 6,5%, được thúc đẩy bởi tăng trưởng doanh thu 15% của nước tăng lực.
    • Ngành hàng Chăm sóc cá nhân và gia đình: chào mua thành công 52% cổ phần Công ty Cổ phần Bột giặt Net (“NET”) vào tháng 2/2020. NET đóng góp 151 tỷ đồng vào doanh thu thuần MCH trong Quý 1/2020.
    • Ngành hàng Cà phê: doanh thu của ngành hàng giảm ở mức một chữ số, dù vậy, thương hiệu Wake-Up đạt mức tăng trưởng 19%.
    • Ngành hàng Bia: doanh thu Quý 1/2020 ổn định so với Quý 1/2019.
    • Động lực tăng trưởng lợi nhuận:
    • Biên lợi nhuận gộp: đạt mức 4% trong Quý 1/2020
  • Biên EBITDA: đạt 22,3% trong Quý 1/2020, thấp hơn so với Quý 1/2019, do biên lợi nhuận gộp thấp hơn và tăng đầu tư vào hoạt động marketing và ra mắt sản phẩm mới để nắm bắt nhu cầu tiêu dùng hướng đến các bữa ăn tại nhà thay vì ăn tại hàng quá trong dịch COVID-19.
Quý 1/2020, Doanh thu hợp nhất Masan Group tăng trưởng 116,1% 6

VCM: Doanh thu bán lẻ tăng 40,3% so với Quý 1/2019 và 17,0% so với Quý 4/2019, biên EBITDA tăng 5% so với Quý 4/2019.

  • Các kết quả kinh doanh nổi bật trong Quý 1/2020:
    • Doanh thu Quý 1/2020 tăng 40,3% đạt mức 8.709 tỷ đồng so với mức 6.206 tỷ đồng vào Quý 1/2019.
    • Biên EBITDA cải thiện 5% so với Quý 4/2019 do tăng hiệu suất nhân viên tại cửa hàng, cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp và tăng doanh thu trung bình trên mỗi mét vuông.

MML: doanh thu tăng trưởng 6,4% với đóng góp đáng kể từ ngành hàng thịt, biên EBITDA cải thiện và ra mắt các sản phẩm thịt chế biến.

  • Kết quả kinh doanh nổi bật:
    • So với mức doanh thu 3.192 tỷ đồng vào Quý 1/2019, doanh thu Quý 1/2020 tăng 6,4% đạt 3.397 tỷ đồng.
    • Nhìn chung, doanh thu mảng thức ăn chăn nuôi được hỗ trợ bởi tăng trưởng 13,2% ở mảng thức ăn gia cầm và 7,4% ở mảng thức ăn thủy sản.
  • Ngành hàng thịt: Mảng B2C tăng trưởng tốt do người tiêu dùng ngày càng đón nhận sản phẩm thịt mát MEATDeli, hệ thống phân phối được mở rộng và ra mắt các sản phẩm thịt mát chế biến đã thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của ngành thịt tại MML. Tính đến cuối Quý 1/2020, đã có 1.100 điểm bán đi vào hoạt động
  • Ngành thức ăn chăn nuôi: Biên EBITDA ổn định nhờ vào mô hình hoạt động tinh gọn.
    • Doanh thu thức ăn gia cầm tăng khi nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm/trứng tăng trong bối cảnh giá thịt heo tăng cao, nông dân chuyển sang chăn nuôi gia cầm tạm thời do nhu cầu vốn lưu động thấp hơn và xác suất nhiễm dịch bệnh thấp hơn so với chăn nuôi heo.
    • Thức ăn thủy sản tiếp tục tăng theo đà từ năm 2019 do nhu cầu xuất khẩu cá da trơn tăng.
  • Những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:
  • Biên lợi nhuận gộp: đạt mức 16,6% trong Quý 1/2020, tăng 70 điểm cơ bản so với mức 15,9% trong Quý 1/2019 do giá nguyên liệu tốt hơn và quản lý chi phí hiệu quả hơn.
  • Biên EBITDA: Lợi nhuận thức ăn chăn nuôi tiếp tục được duy trì với biên EBITDA đạt mức 12% do giá nguyên liệu tốt và nền tảng hoạt động tinh gọn. Nhìn chung, biên EBITDA của MML đạt 10,7% trong Quý 1/2020, tăng 80 điểm cơ bản so với Quý 1/2019. EBITDA trong Quý 1/2020 tăng 15,1% đạt mức 363 tỷ đồng so với mức 316 tỷ đồng vào Quý 1/2019.
Quý 1/2020, Doanh thu hợp nhất Masan Group tăng trưởng 116,1% 7

MSR: COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến triển vọng vonfram ngắn hạn

  • Doanh thu thuần giảm 11% – Doanh thu thuần của MSR trong Quý 1/2020 đạt 1.064 tỷ đồng, giảm 11% so với mức 1.190 tỷ đồng trong Quý 1/2019. Sản lượng APT giảm 17% do vonfram tồn kho và giá bán thực tế thấp hơn, thêm vào đó đồng tiếp tục tồn kho. Doanh thu florit giảm do sản lượng bán ra thấp hơn, tuy nhiên giá bán thực tế cao hơn bù đắp một phần cho các sản phẩm còn lại.
  • Mua lại nền tảng kinh doanh Vonfram từ H.C.Starck: Vào Quý 3/2019, MSR công bố thỏa thuận mua lại nền tảng kinh doanh Vonfram của H.C.Starck. Đây là bước đi chiến lược trong tầm nhìn trở thành nhà chế tạo vật liệu công nghiệp công nghệ cao dựa trên nền tảng chuỗi giá trị tích hợp xuyên suốt hàng đầu thế giới của MSR.Thỏa thuận này đã được chính phủ Đức chấp thuận và đang trong quá trình phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam. Giao dịch mang đến cho MSR lợi thế cạnh tranh trên toàn cầu, tạo ra dòng tiền ổn định qua các chu kỳ thị trường, đồng thời mở rộng quy mô thị trường đầu ra lên 3.5 lần, từ 1,3 tỷ USD lên 4,6 tỷ USD. Trong bối cảnh hiện tại, việc hoàn tất thương vụ này sẽ tăng khả năng linh hoạt của MSR trong việc tiếp cận thị trường đầu ra cho các sản phẩm hiện có và cải thiện biên lợi nhuận khi trở thành nhà chế biến sâu vonfram tích hợp và khép kín chuỗi giá trị. Thương vụ dự kiến sẽ được hoàn tất trong Quý 2/2020.

Kết quả tài chính hợp nhất[1] Quý 1/2020

Kết quả kinh doanh nổi bật

 

Tỷ đồng

Quý 1/2020

Quý 1/2019

Tăng trưởng

Doanh thu thuần

17.632

8.160

116,1%

Masan Consumer Holdings

4.625

3.780

22,4%

VinCommerce

8.709

6.206

40,3%

Masan MEATLife 

3.397

3.192

6,4%

Masan Resources

1.065

1.188

(10,4)%

 

 

 

Lợi nhuận gộp

3.962

2.463

60,8%

Masan Consumer Holdings

1.868

1.590

17,5%

VinCommerce

1.384

929

49,0%

Masan MEATLife 

563

506

11,1%

Masan Resources

153

354

(56,9)%

 

 

 

 

Biên lợi nhuận gộp

22,5%

30,2%

 

Masan Consumer Holdings

40,4%

42,1%

 

VinCommerce

15,9%

14,7%

 

Masan MEATLife 

16,6%

15,9%

 

Masan Resources

14,3%

29,8%

 

 

 

 

SG&A[2]

(3.908)

(1.303)

199,9%

Masan Consumer Holdings

(1.072)

(833)

28,7%

VinCommerce

(2.233)

(1.825)

22,3%

Masan MEATLife 

(412)

(380)

8,4%

Masan Resources

(39)

(47)

(17,0)%

 

 

 

% Chi phí SG&A trên doanh thu

22,2%

16,0%

 

Masan Consumer Holdings

23,2%

22,0%

 

VinCommerce

25,6%

28,9%

 

Masan MEATLife 

12,1%

11,9%

 

Masan Resources

3,7%

4,0%

 

 

 

 

Lợi nhuận từ công ty liên kết [3]

527

447

18,0%

Khấu hao và phân bổ

1.327

751

76,7%

EBITDA

1.908

2.357

(19,1)%

Masan Consumer Holdings

1.032

980

5,3%

VinCommerce

(446)

(570)

21,6%

Masan MEATLife 

363

316

15,0%

Masan Resources

466

645

(27,8)%

Techcombank Contribution

527

447

18,0%

 

 

 

Biên EBITDA

10,8%

28,9%

 

Masan Consumer Holdings

22,3%

25,9%

 

VinCommerce

(5,1)%

(9,2)%

 

Masan MEATLife 

10,7%

9,9%

 

Masan Resources

43,8%

54,3%

 

 

 

 

Lợi nhuận/(Chi phí) tài chính thuần

(666)

      (457)

 

Thu nhập tài chính

117

72

 

Chi phí tài chính

(783)

(529)

 

 

 

 

Chi phí khác

25

(9)

 

Thuế TNDN

(156)

(141)

13,5%

 

 

 

Lợi nhuận thuần sau thuế

(216)

1.000

Lợi nhuận thuần sau thuế phân bố cho Cổ đông công ty

(78)

865

Lợi nhuận ròng tiền mặt sau thuế[4]

65

865

(92,5)%

[1] Số liệu tài chính dựa trên số liệu chưa kiểm toán và tuân thủ các chuẩn mực Kế Toán Việt Nam. Số liệu Quý 1/2019 được thể hiện với mục đích so sánh và chỉ tính đến các hoạt động kinh doanh hiện tại của VCM.

[2]  Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí SG&A hợp nhất của MSN cao hơn tổng Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng của các mảnh kinh doanh do các chi phí ở Công ty mẹ.

[3]  Bao gồm lợi nhuận của Techcombank.

[4]  Lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông của Công ty không bao gồm lợi thế thương mại từ thỏa thuận sáp nhập VCM.

Yến Anh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO