Báo Điện tử Gia đình Mới

Rằm tháng Chạp cúng gì, cúng vào ngày nào, giờ nào là tốt nhất?

Rằm tháng Chạp là một trong những ngày lễ quan trọng ngày cuối năm. Vậy rằm tháng Chạp cúng gì, cúng vào ngày nào, giờ nào là tốt nhất.

  Rằm tháng chạp cúng gì, cúng vào ngày nào, giờ nào là tốt nhất? (Ảnh minh họa)

Rằm tháng chạp cúng gì, cúng vào ngày nào, giờ nào là tốt nhất? (Ảnh minh họa)

Rằm tháng chạp cúng vào ngày nào, giờ nào tốt nhất?

Cúng rằm tháng Chạp vào ngày nào?

Người xưa thường nói, trong tháng Chạp (tức tháng 12 âm) có 3 lễ cúng quan trọng không thể bỏ qua đó chính là: Cúng rằm tháng Chạp,cúng ông Công ông Táo, cúng Tất niên. 

Chính vì thế, dù có bận rộn đến đâu thì người Việt cũng dành thời gian sắm lễ cúng cho 3 ngày này thật tươm tất.

Năm nay, rằm tháng Chạp rơi vào ngày thứ Năm (9/1/2020). Vì rơi vào ngày trong tuần thế nên các gia đình cần chuẩn bị lễ cúng trước để tránh quên hoặc bỏ sót.

Theo ông bà ta từ xưa truyền lại, lễ cúng rằm tháng Chạp nên cúng vào đúng ngày. Không có quy định cụ thể nào về ngày giờ thế nhưng cũng không vì thế mà cúng quá sớm hay quá muộn. 

Nếu công việc bận rộn, gia đình có thể tiến hành làm lễ cúng rằm tháng Chạp trước vào tối ngày 14 âm lịch. Lưu ý, ngoài 2 ngày 14 và 15 âm lịch thì cúng các ngày khác đều không thiêng.

Cúng rằm tháng chạp vào giờ nào?

Năm nay, nếu cúng rằm tháng Chạp vào 2 ngày 14 và 15 âm lịch tức ngày 8 và 9/1/2020 thì gia chủ có thể tham khảo các khung giờ tốt như sau:

- Ngày 14 âm lịch:

+ Canh Dần (3 giờ - 5 giờ)

+ Nhâm Thìn (7 giờ - 9 giờ)

+ Quý Tỵ (9 giờ - 11 giờ)

+ Bính Thân (15 giờ - 17 giờ)

+ Đinh Dậu (17 giờ - 19 giờ)

+ Kỷ Hợi (21 giờ - 23 giờ)

- Ngày 15 âm lịch:

+ Tân Sửu (1 giờ - 3 giờ)

+ Giáp Thìn (7 giờ - 9 giờ)

+ Bính Ngọ (11 giờ - 13 giờ)

+ Đinh Mùi (13 giờ - 15 giờ)

+ Canh Tuất (19 giờ - 21 giờ)

+ Tân Hợi (21 giờ - 23 giờ).

* Lưu ý: Nên cúng rằm tháng Chạp vào ban ngày hoặc tầm chiều tối. Không nên cúng rằm quá muộn. Thời gian tốt nhất là trước khi trời tối.

Rằm tháng Chạp cúng gì?

Trên thực tế, ngày rằm tháng Chạp cũng giống như những ngày rằm khác trong năm.

Người xưa tin rằng, vào ngày rằm, mùng Một, nếu thành tâm cầu khấn thì lời cầu ấy sẽ đến được với thần thánh, tổ tiên và rất dễ được đáp lại.

Hơn thế, rằm tháng Chạp còn là lễ cúng tổng kết 1 năm, là bước đệm cho lễ cúng Giao thừa đón năm mới. Do đó, người ta sẽ chuẩn bị lễ cúng thật tươm tất, đầy đủ lễ nghi.

Tùy thuộc vào từng địa phương mà nghi thức cúng sẽ có sự khác biệt, tuy nhiên vẫn giữ những nét chung.

  Mâm lễ mặn cúng rằm tháng Chạp (Ảnh minh họa)

Mâm lễ mặn cúng rằm tháng Chạp (Ảnh minh họa)

Các gia chủ có thể tham khảo thông tin cách sắm lễ cúng ngày rằm tháng Chạp dưới đây:

Mâm lễ cúng rằm tháng Chạp thường có: Hương, hoa tươi, trái cây, trầu cau, nước sạch, đèn nến, vàng mã, rượu, thuốc lá.

Ngoài ra, gia đình có thể chuẩn bị thêm mâm cỗ cúng rằm là lễ mặn tùy vào phong tục cũng như điều kiện kinh tế. 

Thông thường, mâm lễ mặn sẽ bao gồm: Gà luộc, xôi, bánh chưng, giò chả, nem rán, thịt đông, canh miến...

Trên đây là một số thông tin về lễ cúng rằm tháng Chạp cũng như thời gian cúng rằm tháng Chạp đúng chuẩn phong tục để các gia chủ có thể tham khảo.

Lưu ý, tùy vào từng vùng miền, địa phương mà lễ vật, nghi thức cúng có thể sẽ khác nhau.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

Thanh Hương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO