Báo Điện tử Gia đình Mới

Rắn hổ mang vào vườn gây náo loạn, cô giáo mầm non Lào Cai tay không tóm gọn

Hai cô giáo mầm non đã phối hợp rồi dùng tay không bắt được con rắn hổ mang có kích cỡ khá to đang thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng, nhiều người tỏ ra thán phục sự dũng cảm của cô giáo này.

Cư dân mạng đang truyền tay nhau bài viết của chủ tài khoản Facebook tên Phương Bún, ghi lại 2 đoạn video cho thấy một cô giáo mầm non đã dũng cảm dùng tay không để bắt con rắn đang ở trong khuôn viên trường học.

Theo chia sẻ của chị Phương, đây đều là các giáo viên đang dạy tại một trường mầm non tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

Đoạn video đầu tiên cho thấy hình ảnh một con rắn khá lớn, màu đen xám, phần cổ có hai mang bè ra trông rất giống với loài rắn hổ mang. Đáng nói, rắn hổ mang thường rất độc, tốc độ di chuyển nhanh và cực kỳ nóng tính.

Loài rắn này khá hung dữ, sẵn sàng tấn công con mồi và kẻ địch, khi bị kích thích, chúng sẽ phùng mang đe dọa. 

Nếu không may bị rắn hổ mang tấn công, vết thương sẽ cực kỳ đau đớn, gây chảy máu nhiều và hoại tử, suy thận dẫn đến tử vong.

Đoạn video thứ hai là sự vui mừng của mọi người xung quanh khi hai cô giáo đã thành công bắt gọn được con rắn. Một cô còn dùng tay không để vào bắt nó, sau đó cầm chặt đầu rắn, không cho nó chạy thoát.

Sau khi đăng tải, rất nhiều người vào khen ngợi và bày tỏ lòng khâm phục đối với các cô giáo mầm non này. Tuy nhiên, cũng có người chia sẻ sự lo lắng khi dùng tay không bắt rắn như vậy. 

Rắn hổ mang thuộc họ Rắn Hổ, sinh sống chủ yếu ở các vùng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Nó được coi là loài rắn độc dài nhất thế giới, chiều dài tối đa của một con rắn trưởng thành có thể lên tới 7m.

Rắn hổ mang là loài khá nguy hiểm và đáng sợ. Một vết cắn của rắn hổ mang có thể cướp đi tính mạng của con người. Đặc biệt là loài hổ mang chúa, nó có khả năng giết một con voi Châu Phi trong vòng vài giờ, và gây tử vong cho 20 người đàn ông trưởng thành.

Khi bắt gặp một con rắn, dù thuộc bất kỳ loài nào, người dân không nên tấn công,

Nếu bị rắn cắn, phải hết sức bình tĩnh, dùng cây hay gậy lấy rắn ra, rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước. Sau đó đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để điều trị, nếu có thể, hãy mang theo con rắn đã cắn bệnh nhân đến để chuyên gia phán đoán và xác định thuốc kháng nọc rắn phù hợp

Đặc biệt lưu ý, khi bị rắn cắn, không được buộc ga-rô vì sẽ gây thiếu máu cho phần chi bên dưới. Không nặn máu, hút máu độc... vì dễ gây nhiễm trùng, chảy máu tại chỗ và tăng nguy cơ hấp thu nọc độc.

Kim Oanh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO