Báo Điện tử Gia đình Mới

Sự tích cực độc hại là gì và vì sao nó không tốt cho bạn?

Thái độ tích cực trong cuộc sống có thể là điều tốt, giúp bạn vượt qua những thời điểm khó khăn. Tuy nhiên sự tích cực cũng có thể trở thành độc hại nếu nó chỉ là giả và bạn đang ức chế cảm xúc thật của mình.

1. Sự tích cực độc hại là gì?

Sự tích cực độc hại là gì và vì sao nó không tốt cho bạn? 0

Sự tích cực độc hại là gì? Theo Tiến sĩ Jaime Zuckerman, một nhà tâm lý học lâm sàng tại Pennsylvania giải thích trên tờ Healthline, sự tích cực độc hại (toxic positivity) là quan niệm cho rằng dù một người có đau khổ hay gặp hoàn cảnh khó khăn, họ cũng chỉ nên có thái độ tích cực.

Sự tích cực độc hại có thể tồn tại dưới nhiều dạng: có thể là một thành viên trong gia đình phạt bạn vì bày tỏ sự thất vọng thay vì lắng nghe lý do tại sao bạn khó chịu. Cũng có thể là một bình luận "hãy nhìn vào mặt tích cực" hoặc "hãy biết ơn những gì bạn có".

2. Một trong những nguyên nhân chính là mạng xã hội

Sự tích cực độc hại là gì và vì sao nó không tốt cho bạn? 1

Trên mạng xã hội, mọi người thích tỏ ra hoàn hảo và hầu như chỉ chia sẻ một mặt về cuộc sống của mình.

Những lo toan, vất vả, cảm xúc khó khăn thường không được chia sẻ trên mạng xã hội và cũng bị che giấu ở ngoài đời thật.

Ngay cả những bài đăng truyền động lực tưởng như vô hại như "Đừng lo lắng, hãy vui lên!", "Luôn tích cực!",... cũng có thể là nguồn cơn của sự tích cực độc hại.

3. Tác hại của việc che giấu cảm xúc 

Sự tích cực độc hại là gì và vì sao nó không tốt cho bạn? 2

Khi bạn luôn thấy những bài đăng vui vẻ, mọi người hân hoan với cuộc sống của mình (dù có thể họ không thực sự cảm thấy như vậy), bạn sẽ cảm thấy áp lực.

Vì thế, bạn cũng đeo lên một chiếc mặt nạ, cố tỏ ra cuộc sống của mình đang rất tuyệt vời và những khó khăn bạn trải qua không hề ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn.

Và nếu không làm thế, bạn thậm chí có thể cảm thấy xấu hổ vì để bản thân buồn bã, lo lắng, thiếu động lực hay đau khổ.

Bạn nhìn vào những người tích cực và coi sự vui vẻ của họ là biểu tượng của quyền lực, Bạn cảm thấy yếu đuối nếu cho phép bản thân có cảm xúc "tiêu cực". Do đó bạn giấu nhẹm đi và cố gắng không nghĩ tới chúng.

Có thể bạn nghĩ rằng điều đó sẽ giúp tình hình tốt đẹp hơn. Nhưng trên thực tế, nó chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn.

Che giấu cảm xúc thật của mình và không giải quyết vấn đề có thể khiến bạn càng căng thẳng, lo âu hơn, thậm chí là trầm cảm.

4. Những lời động viên thiện ý đôi khi có thể vô tình gây hại

Sự tích cực độc hại là gì và vì sao nó không tốt cho bạn? 3

Gia đình và bạn bè muốn giúp đỡ, động viên chúng ta, nhưng có thể không biết cách chọn từ ngữ. Vậy nên họ có thể nói những câu mà mọi người thường nói như: "Tích cực lên!", "Nhiều người còn khổ hơn cậu kìa",... Và họ trở thành nguyên nhân dẫn tới sự tích cực độc hại.

Sự tích cực độc hại là gì và vì sao nó không tốt cho bạn? 4

Thay vào đó, mọi người nên thể hiện sự thấu hiểu hay sẵn lòng giúp đỡ bằng cách nói: "Tớ có thể thấy cậu đang thực sự mệt mỏi, tớ có thể giúp gì cho cậu không?" hay "Tớ rất tiếc khi cậu phải trải qua chuyện này".

Điều quan trọng là đừng cố gắng giảm nhẹ những đau khổ của người khác hay phủ nhận cảm xúc của họ. Hãy để họ chân thật với cảm xúc dù điều đó có khó khăn và ở bên ủng hộ họ.

5. Các cảm xúc không nhất thiết phải loại trừ lẫn nhau

Sự tích cực độc hại là gì và vì sao nó không tốt cho bạn? 5

Bạn có thể sẽ cảm thấy áp lực khi lúc nào cũng tỏ ra tích cực. Nhưng bạn lại nghĩ nếu không tỏ ra tích cực, bạn sẽ chỉ còn những cảm xúc đau khổ, căng thẳng, tiêu cực,...

Tuy nhiên, bạn có thể cùng lúc có cả hai cảm xúc tiêu cực và tích cực.

Ví dụ, nếu bạn vừa mất việc, bạn có thể cảm thấy thất vọng, lo lắng liệu mình có tìm được việc mới hay không. Đó là điều dễ hiểu.

Nhưng nếu mọi người xung quanh bạn luôn nói những câu như: "Ít nhất bạn còn có gia đình, có sức khỏe", hay "Mọi việc đều có lý do của nó. Giờ bạn có rất nhiều cơ hội mới!" thì bạn có thể rơi vào "bẫy tích cực độc hại".

Chỉ có cảm xúc một chiều với những việc bạn đang trải qua có thể khiến bạn bị mất cân bằng. Bạn hoàn toàn có thể cân bằng giữa hai cảm xúc này, vừa cảm thấy thất vọng với việc đã xảy ra, đồng thời vừa hào hứng với tương lai.

(Theo Healthline, Bright Side)

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO