Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Các bài thuốc chữa bệnh trĩ có thành phần từ thảo dược thiên nhiên không gây hại

Các loại thảo dược thiên nhiên có tính chất nóng, chát thường chứa kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng chống viêm, săn se niêm mạc, giảm các triệu chứng sưng viêm, đau rát, ngứa… do bệnh trĩ gây ra.

Các bài thuốc chữa bệnh trĩ có thành phần từ thảo dược thiên nhiên không gây hại 0

Theo BSCKII Trương Thị Xuân Hòa, Phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, trong Đông y, các bài thuốc giúp bổ trung ích khí, giúp tăng dương khí, tăng trương lực cơ… sẽ làm cho búi trĩ co lên, từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Bác sĩ Hòa cho biết, tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đã ứng dụng điều chế một số chế phẩm thuốc y học cổ truyền để hỗ trợ điều trị, cải thiện các triệu chứng đau rát, ngứa, sa búi trĩ. Các bài thuốc này được điều chế thành các dạng sau:

Bột ngâm trĩ: dạng thuốc bột, đóng túi 5 gói x 10g, bao gồm các thành phần lá móng, hoàng bá, binh lang… Thuốc được dùng để điều trị trĩ hậu môn các thể, đặc biệt hiệu quả đối với trĩ viêm tắc, chữa trĩ chảy máu, nhiễm trùng, ổ sưng tấy. Cách dùng là hòa 1 gói 10g vào 1 lít nước sôi, để nguội còn 40 – 45 độ, ngâm hậu môn 1 – 2 lần/ngày.

Chè trĩ cải dạng: Được điều chế dưới dạng trà túi lọc, với các thành phần đại hoàng, hậu phác, mộc hương, tô mộc. Công dụng của chè trĩ cải dạng là dùng cho các trường hợp trĩ trĩ nội, trĩ ngoại, đau, mót rặn, rỉ dịch, xung huyết, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Người bệnh dùng với liều lượng ngày dùng 3 gói, mỗi lần uống 1 gói hãm với nước sôi.

  Các bài thuốc được chế biến từ đại hoàng, hậu phác, mộc hương, nghệ vàng... có tác dụng làm săn se niêm mạc, co búi trĩ, giảm ngứa rát...

Các bài thuốc được chế biến từ đại hoàng, hậu phác, mộc hương, nghệ vàng... có tác dụng làm săn se niêm mạc, co búi trĩ, giảm ngứa rát...

Chè trĩ số 9: Được điều chế dưới dạng thuốc bột, gói 100g, với các thành phần lá móng, huyết giác, hòe hoa, cỏ mực, nghệ vàng, cam thảo, trần bì, hậu phác. Được dùng trong các trường hợp trĩ nội, trĩ ngoại, đau, mót rặn, rỉ dịch, xung huyết, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Người bị bệnh trĩ ngày uống 10 – 20g, hãm với nước sôi.

Hoàn bổ trung ích khí: Được điều chế dưới dạng hoàn mềm, gói 10 viên x 9g, với các thành phần sài hồ, đại táo, thăng ma, bạch truật, đương quy… Bài thuốc này bổ cho người suy nhược, trĩ nội, trĩ ngoại, tự ra mồ hôi, sa dạ con, kiết lỵ lâu ngày. Người bệnh dùng ngày 2 – 4 viên, chia 2 lần, trước bữa ăn.

Ngoài ra, bác sĩ Hòa cũng chia sẻ thêm, trong dân gian có truyền lại các bài thuốc uống, bôi, đắp từ rau diếp cá, lá vông, thảo quyết minh, nhọ nồi, trắc bích diệp, nghệ, lá lốt, ngải cứu, cúc tần, lá sung, lá trầu không… có tính chất nhuận tràng, sát trùng, chống viêm để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

Các loại thảo dược thiên nhiên này có tính chất nóng, chát, có chứa tinh dầu, kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng chống viêm nhiễm, làm săn se niêm mạc, giảm phù nề, tiêu viêm giảm đau, từ đó giúp giảm các triệu chưng sưng viêm, đau rát, ngứa ngáy… do bệnh trĩ gây ra.

An Bình/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO