Báo Điện tử Gia đình Mới

Trẻ khóc trong bụng mẹ: Những bí ẩn về cảm xúc của bé

Người ta thường nói “cất tiếng khóc chào đời” để nói về cách mà bé đến với thế giới này. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh chứng minh bào thai đã khóc ngay trong bụng mẹ.

Nghiên cứu cho thấy trẻ biểu lộ nhiều dạng giao tiếp từ trong bụng mẹ

Nghiên cứu cho thấy trẻ biểu lộ nhiều dạng giao tiếp từ trong bụng mẹ

Những nghiên cứu gần đây của Đại học Durham và Đại học Lancaster (Anh) cho thấy các bào thai đã có những biểu hiện bộc lộ cảm xúc như khóc và đó là một phần trong sự phát triển bình thường của thai nhi.

Em bé khóc khi ở trong bụng mẹ: Các chuyên gia lý giải ra sao?

Nghiên cứu trên chỉ ra rằng bào thai đã phát triển những cử chỉ giao tiếp ngay từ khi trong bụng mẹ. Cử chỉ đầu tiên mà bé thực hiện là khóc.

Nghiên cứu thông qua những bức ảnh siêu âm cho thấy thai nhi có những biểu hiện như nhăn mặt, cau lông mày và nhăn mũi. Ngoài ra những đoạn video thông qua scan 4D cho thấy biểu hiện “khóc” là có thật ở các bào thai.

Tiến sĩ, Giảng viên cao cấp của Đại học Durham, bà Reissland cho rằng, động tác khóc của bào thai dường như liên quan nhiều đến quá trình phát triển não hơn là một biểu hiện cảm xúc của bé. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu được tiến hành để khẳng định điều này.

Bà Reissland cho biết: “Hiện vẫn chưa rõ ràng rằng liệu bào thai có thể thực sự cảm thấy đau, hay chũng ta cũng chưa biết những biểu hiện trên mặt của bé liên quan như thế nào đến cảm xúc.

Việc bé thể hiện cảm giác đau là thật sự cần thiết ngay khi bé chào đời, điều này giúp bé có thể thông báo bất cứ sự đau đớn nào cho người chăm sóc”.

 Liệu mẹ có thể xoa dịu bé?

Dù cho “gương mặt khóc” của bé có thực sự liên quan đến cảm xúc của bé hay không, bạn vẫn nên thực hiện những cách giao tiếp có ý thức với con bạn ngay khi bé chưa chào đời.

Các nhà khoa học khuyên mẹ nên tương tác với bé ngay từ khi con còn trong bụng mẹ. Sau đây là 3 cách đơn giản để bạn tăng cường sự kết nối với con:

  • Đọc sách hoặc trò chuyện cùng con: Đây là cách đơn giản để thúc đẩy giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Em bé có thể lắng nghe mẹ từ khi 18 tuần tuổi, bếu như khả năng nghe của bé phát triển bình thường. Trò chuyện với con giúp cho bé có nhiều khả năng nhận ra giọng mẹ ngay khi bé chào đời.

  • Vỗ về bé

Bạn có thể thử chạm, vỗ nhẹ nhàng vào bụng và chờ đợi phản ứng của con. Bé có thể đạp trở lại sau khi mẹ vỗ. Các nhà khoa học cho rằng em bé trong bụng mẹ đã học được cách phản ứng với nhiều dạng kích thích, vỗ về cũng là một trong số đó.

  • Cho bé nghe nhạc

Âm nhạc cũng là một cách hiệu quả để giao tiếp với bé. Hãy cho bé nghe những bản nhạc êm dịu, chậm rãi. Các chuyên gia chụp được nhiều hình ảnh cho thấy bé chuyển động nhẹ nhàng trong bụng mẹ khi có nhạc êm dịu, trong khi nhạc to thường khiến các bé "năng động" hơn. 

Phương Phương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO