Báo Điện tử Gia đình Mới

Tết Hàn thực 3/3 âm lịch: Những điều cần kiêng kị không phải ai cũng biết

Tết Hàn thực mùng 3/3 âm lịch còn được gọi là Tết bánh trôi bánh chay, là một trong những ngày lễ truyền thống của người Việt. Dưới đây là những điều kiêng kỵ trong ngày này.

Tết Hàn thực mùng 3/3 âm lịch kiêng gì

Kiêng lửa

Thời xa xưa trong ngày Tết Hàn thực, mọi nhà không đốt lửa nấu thức ăn nóng mà chuẩn bị sẵn đồ ăn nguội. Tuy nhiên ngày nay, người Việt vẫn nấu nướng bình thường và dùng bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội (hàn thực).

Kiêng ăn mặn

Trong những ngày đầu tháng 3 âm lịch, các gia đình thường kiêng ăn mặn và ăn chay để không sát sinh, linh hồn người thân đã khuất sẽ dễ dàng siêu thoát.

Không nên cúng bánh trôi, bánh chay ngũ sắc

Theo TS. Nguyễn Ánh Hồng - một chuyên gia văn hóa, thì bánh trôi của Việt Nam cũng khác với bánh trôi Tàu của người Trung Quốc. Bánh trôi truyền thống được làm từ bột nếp trắng, tròn đầy, tinh khiết, bên trong bọc đường.

Từ thời xưa, thứ bánh trắng trong này cũng đã đi vào những câu thơ của thi sĩ Hồ Xuân Hương, gắn liền với thân phận và những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt như: sự tảo tần, trong trắng, hy sinh, lam lũ… Chính vì thế, ngoài ý nghĩa hướng về cội nguồn, ngày Tết Hàn thực ở Việt Nam còn được xem là ngày Tết tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ.

Ngày nay, nhiều gia đình thường “chuộng” bánh trôi chay, nhiều màu sắc để thắp hương, dâng lên ông bà tổ tiên, tuy nhiên theo TS Nguyễn Ánh Hồng, điều này không đúng với nguyên gốc và những ý nghĩa của ngày lễ Hàn thực.

Untitled-1

Không nhất thiết phải cúng mâm cao cỗ đầy

Ts Nguyễn Ánh Hồng cũng cho rằng, vào ngày lễ này các gia đình không cần chuẩn bị “mâm cao, cỗ đầy”, bày vẽ các thủ tục tốn kém mà chỉ cần thành tâm, dâng bánh trôi, chay lên ban thờ ông bà, tổ tiên, nguyện cầu những điều tốt đẹp, an lành trong cuộc sống.

Kiêng chuyển nhà

Người Việt quan niệm rằng “trần sao âm vậy”, người thân thích sau khi qua đời thì vong linh của họ vẫn còn tồn tại theo sát người thân ở trên trần gian, việc di chuyển nhà cửa sẽ có ảnh hưởng tới “vong linh” người đã khuất. Bởi vậy nên trong ngày Tết Hàn thực (liên quan đến cả tiết Thanh minh) người Việt kiêng chuyển nhà.

Tết Hàn thực nên cúng gia tiên hay cúng Phật?

Người Việt thường làm bánh trôi, bánh chay - thức ăn nguội để cúng lễ trong ngày Tết Hàn thực. Nếu gia đình nào thờ cả Phật thì nên sắm sửa cả lễ bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên. Nhiều nơi cũng cúng cả thần hoàng để bày tỏ lòng thành kính của gia chủ.

Ý nghĩa Tết Hàn thực

Tết Hàn thực của người Việt không để tưởng nhớ tới Giới Tử Thôi như người Trung Quốc mà mang tính dân tộc sâu sắc hơn, là dịp để con cháu đều hướng về tổ tiên, nguồn cội với tấm lòng tri ân, biết ơn.

Dịp Tết Hàn thực, dù ai đi đâu, ở đâu cũng cố gắng về với gia đình để được quây quần sum họp, cùng tảo mộ người đã khuất.

Xem thêm:

Mai Chi/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO