Báo Điện tử Gia đình Mới

Tháng cô hồn có cưới được không?

Tháng cô hồn là thời điểm kiêng kỵ làm những việc trọng đại như khởi công, động thổ... Vậy tháng cô hồn có nên tổ chức đám cưới không?

Tháng cô hồn có cưới được không?

Theo quan niệm dân gian, trong tháng cô hồn tuyệt đối không nên làm những việc có ý nghĩa trọng đại bởi rất dễ bị trì trệ hay gặp những điều xui xẻo không suôn sẻ. Tuy nhiên, một vài quan điểm lại cho rằng, nếu chọn được ngày tốt trong tháng 7 âm thì vẫn có thể tổ chức được.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh (nguyên Giám đốc Trung tâm Lý học Đông Phương) cho biết, theo dân gian tháng 7 là tháng cô hồn hay tháng ma quỷ. Đây là thời điểm Diêm Vương sẽ ra lệnh mở Quỷ Môn Quan để may quỷ cô hồn được quay lại dương gian và cửa sẽ đóng sau 12 giờ đêm của ngày rằm tháng 7

Các ngày mở cửa địa ngục sẽ là diễn ra từ mùng 2 đến 14/7 âm lịch.

Tháng cô hồn có nên tổ chức đám cưới không?

Tháng cô hồn có nên tổ chức đám cưới không?

Vậy trong tháng cô hồn tổ chức đám cưới có được không?

Vì tháng 7 âm lịch âm lực rất mạnh nên nếu làm các công việc lớn như mua đất, mua nhà, mua xe ô tô trong tháng cô hồn hay tổ chức cưới hỏi sẽ thu hút vong hồn, chúng tụ lại và phá phách, quấy nhiễu gia chủ.

Nếu tổ chức cưới hỏi vào ngày này, cô dâu chú rể dễ bị vong hồn quấy phá  dễ gặp chuyện không may.

Ngoài ra, tháng 7 thường có mưa ngâu và gió bão, các gia đình kiêng kỵ sợ rằng cuộc sống hôn nhân của cặp vợ chồng trẻ sau này rất dẽ bị chia cắt, buồn khổ như vợ chồng Ngâu.

Vì những lí do này mà người ta kiêng không tổ chức đám cưới vào tháng cô hồn.

Tuy không nhất thiết phải kiêng kỵ nhưng bạn cũng nên cân nhắc dựa vào tình hình thực tế như thời tiết, tập tục địa phương, quan điểm của cha mẹ,... trước khi quyết định tổ chức đám cưới vào tháng 7 âm lịch.

Tại sao tháng 7 âm lịch được gọi là 'tháng cô hồn'?

Nguồn gốc của tháng cô hồn bắt nguồn từ quan niệm Diêm Vương cho mở cửa Quỷ môn quan vào ngày 2/7 hàng năm để quỷ đói được trở lại trần gian rồi đến rằm lại quay về.

Chính vì thế mà theo tục lệ dân gian, người trần gian phải cúng cháo, gạo, muối cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu cuộc sống thường ngày.

Có những nơi, người ta gọi quỷ đói là 'anh em tốt', 'thần cửa sau' để lấy lòng những linh hồn quỷ đói này. Hàng năm, người dân Trung Quốc tiến hành cúng cô hồn vào ngày 14/7 âm lịch.

Ở Việt Nam, cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác. Người Việt cho rằng, con người bao gồm hai phần là hồn và xác.

Khi con người mất đi nhưng phần hồn vẫn tồn tại, có người thì được đầu thai khiếp khác hay có người thì bị đầy xuống địa ngục, làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian.

Hàng năm, người Việt cúng cô hồn kéo dài một tháng, tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau chứ không ấn định riêng một ngày nào.

Người dân cũng quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đêm lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7.

* Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo

Phương Anh (T/h)/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO