Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5- 6 tháng tuổi chi tiết nhất, chuẩn giờ ăn lượng ăn phù hợp

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé giai đoạn 5-6 tháng rất được cha mẹ quan tâm, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật có khoa học và hàm lượng chất dinh dưỡng phù hợp theo độ tuổi của trẻ.

Ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 5-6 tháng tuổi 

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 5 tháng tuổi

Hiện nay, có ba phương pháp ăn dặm phổ biến mà các mẹ Việt Nam hay áp dụng cho bé, đó là: ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm bé chỉ huy (Baby Led Weaning). Mỗi phương pháp đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng tùy theo điều kiện của mẹ và khả năng đáp ứng với việc ăn dặm của bé. Tuy nhiên, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật được nhiều mẹ lựa chọn vì tính khoa học và văn minh nên được nhiều mẹ làm theo bởi tính khoa học và hàm lượng chất dinh dưỡng phù hợp theo độ tuổi của trẻ.

Trong tháng đầu tiên trẻ em bắt đầu ăn dặm, các mẹ hãy lên khung giờ và có chế độ cũng như số lượng vừa phải để bé tập quen dần. Bên cạnh đó, tùy theo độ tuổi của bé, các mẹ hãy duy trì lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức cho bé từ 500-1000ml mỗi ngày.

Bé 5 tháng tuổi ăn dặm kiểu Nhật, mẹ có thể thực hiện chế độ ăn cho bé như sau:

Tuần đầu tiên: Các mẹ nên cho bé ăn cháo trắng với số lượng khoảng từ 5ml – 10ml.

Tuần thứ hai: Bước sang tuần thứ hai ăn dặm kiểu Nhật, ngoài cháo trắng (15ml – 25ml), các mẹ có thể bổ sung thêm carot (5ml), bí đỏ (5ml) và cà chua (5ml) vào thực đơn ăn dặm của trẻ.

Tuần thứ ba: Ở tuần thứ 3 ăn dặm kiểu Nhật, mẹ hãy tăng lượng thức ăn cho con ăn mỗi ngày, tổng số lượng mà bé sẽ dung nạp mỗi ngày là khoảng 40ml – 50ml. Cụ thể, mỗi ngày bé có thể ăn 30-40ml cháo trắng kết hợp với các loại rau củ như rau ngót (10ml), su hào (10ml), rau cải bó xôi (10ml). 

Tuần thứ tư: Ở tuần thứ 4 bé ăn dặm kiểu Nhật, các mẹ vẫn duy trì thực đơn và số lượng cho các bé như ở tuần thứ 3.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi

Bé 6 tháng tuổi là thời điểm bé bắt đầu ăn dặm chính thức. Lúc này, bé đã biết giữ cổ tốt, đã có thể ngồi có hỗ trợ, có biểu hiện muốn ăn dặm và biết lùa thức ăn vào miệng chứ không có phản xạ lè lưỡi ra nhiều.

Tại thời điểm bé 6 tháng tuổi này, các mẹ vẫn duy trì thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé ăn bằng cháo trắng và có thể cho bé tập ăn thêm với sữa chua nguyên chất, đậu phụ và 2/3 lòng đỏ trứng 1 tuần.

Bé 6 tháng tuổi ăn dặm kiểu Nhật, mẹ có thể thực hiện chế độ ăn cho bé như sau:

Tuần 1: Cháo trắng (30ml – 40ml), rau ngót (10ml), đậu phụ (5g), bắp cải (10ml), rau cải (10ml), sữa chua nguyên chất không đường.

Tuần 2: cháo trắng (15ml – 25ml), carot (5ml), đậu phụ (5g), bí đỏ (5ml), trứng 2/3 lòng đỏ, cà chua (5ml), sữa chua nguyên chất không đường.

Tuần 3: cháo trắng (30ml – 40ml), rau ngót (10ml), su hào (10ml), rau cải bó xôi (10ml), đậu phụ (5g), sữa chua nguyên chất không đường, trứng 2/3 lòng đỏ.

Tuần 4: cháo trắng (30ml-40ml), rau ngót (10ml), sữa chua nguyên chất, rau ngót (10ml), trứng 2/3 lòng đỏ, bắp cải (10ml), rau cải (10ml), đậu phụ (5g).

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 5-6 tháng tuổi với giờ ăn, lượng ăn chi tiết

Empty
Empty

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Ăn dặm kiểu Nhật hiện nay được rất nhiều mẹ Việt ưa chuộng. Ăn dặm kiểu Nhật chú trọng chế biến riêng từng loại thức ăn, tinh bột, rau củ, thịt cá đều nếu thành món chứ không trộn lẫn vào nhau. Ăn dặm kiểu Nhật khuyến khích cho bé ăn thô sớm, 1 tuổi đã có thể ăn cơm.

Ưu điểm của ăn dặm kiểu Nhật

- Bé có thể cảm nhận được mùi vị riêng của từng loại thức ăn

- Bé có khả năng ăn thô sớm

- Cho bé ăn nhạt

- Cho bé ngồi ghế ăn, ăn tập trung, không ăn rong, không vừa ăn vừa chơi, không ép ăn

Nhược điểm của ăn dặm kiểu Nhật

- Mẹ mất nhiều thời gian nấu nướng, chế biến. Các mẹ ở Nhật sau khi sinh thường nghỉ hẳn ở nhà nuôi con nên có điều kiện thực hiện chế độ ăn uống này cho bé.

- Giai đoạn đầu tập cho bé ăn đủ các nhóm dinh dưỡng khá khó khăn nên có thể bé tăng cân chậm.

- Mẹ phải chịu áp lực từ gia đình và người xung quanh khi theo phương pháp này.

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm?

Tổ chức ý tế thế giới WHO đã đưa ra khuyến nghị về độ tuổi cho trẻ bắt đầu ăn dặm là khoảng 6 tháng tuổi. Trong 6 tháng đầu tiên, sữa là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và hoàn hảo cho bé và đến tận khi bé tròn 12 tháng thì sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho sự phát triển của bé.

Dưới đây là những lí do vì sao không nên cho trẻ ăn dặm ở thời điểm trước 6 tháng tuổi:

- Hệ tiêu hoá của bé dưới 6 tháng còn non nớt nên chưa thể hấp thu được những thức ăn khó tiêu hoá hơn sữa mẹ hoặc sữa công thức, do đó bé hầu như sẽ không nhận được dinh dưỡng từ thức ăn.

- Khi bé ăn dặm quá sớm, do hệ tiêu hoá chưa tiêu hoá được thức ăn sẽ khiến bé luôn trong cảm giác no, từ đó bé sẽ ăn ít sữa đi, thậm chí do lạ miệng bé sẽ ham ăn dặm mà bỏ sữa.

- Do đó trong 6 tháng đầu đời, hệ miễn dịch của bé còn chưa phát triển trọn vẹn nên nếu cho các bé ăn dặm quá sớm thì nguy cơ bị nhiễm khuẩn và dị ứng sẽ cao hơn khi cho các bé bú sữa hoàn toàn trong thời gian này

Dù bạn cho bé ăn dặm theo phương pháp nào thì hãy chờ đợi bé được ít nhất 5 tháng tuổi (đối với ăn dặm kiểu Nhật) để cơ thể bé hoàn toàn sẵn sàng cho việc tiêu hoá 1 loại thực phẩm khác ngoài sữa.

Trẻ ăn dặm, mẹ cần nắm những điều này

- Bắt đầu ăn dặm chính thức khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi.

- Bắt đầu việc bé ăn dặm bằng cách giới thiệu vị riêng lẻ cho bé. Khi bé đã chấp nhận vị riêng lẻ rồi, mẹ có thể nấu chung các vị với nhau.

- Khi bé ăn dặm, cha mẹ nên sử dụng các loại thực phẩm mà gia đình hay sử dụng và nên tự nấu cho bé, không nên dựa vào thức ăn làm sẵn, ngoại trừ những thời điểm quá bận rộn hoặc đi chơi xa.

- Không nên nêm nếm gia vị cho trẻ dưới 1 tuổi.

- Khi bé ăn dặm, mẹ có thể bắt đầu bằng những thức ăn mềm nhuyễn và chuyển dần sang thức ăn thô, lợn cợn ít, lợn cợn nhiều trong khoảng vài tháng đầu tiên.

- Nhiều ba mẹ rất thích BLW (bé tự chỉ huy) và bắt đầu bằng phương pháp BLW tuy nhiên nếu bé chưa đáp ứng thì đừng cố ép bé.

- Bữa ăn dặm của bé chỉ nên chỉ kéo dài tối đa 30 phút.

- Nên đút muỗng cho trẻ ăn nếu thấy trẻ không tự ăn hiệu quả.

- Nên cho trẻ ăn theo nhu cầu và tuyệt đối không ép trẻ ăn.

Mai Chi/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO