Báo Điện tử Gia đình Mới

Tiểu đường có nguy hiểm không? Những biến chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Vậy tiểu đường là gì, có những loại nào và cách điều trị ra sao?

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là nhóm bệnh lý nội khoa do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Để xác định được hướng chăm sóc đúng hay dùng thuốc nào chống biến chứng tiểu đường, chúng ta cần nhận thức rằng liệu tiểu đường có thực sự nguy hiểm không và điều gì đã gây nên bệnh tiểu đường?

Tiểu đường có nguy hiểm không? Những biến chứng của bệnh tiểu đường 0

Tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, bệnh đường huyết. Đây là một bệnh rối loạn chuyển hóa đường glucose trong cơ thể. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bệnh nhân đề kháng với những tác động của hormone insulin hoặc mất đi khả năng sản xuất ra insulin để giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường.

Tình trạng nguy hiểm này có thể dẫn tới các căn bệnh nghiêm trọng khác ở mắt, thận, thần kinh và tim cho cơ thể.

Phân loại các bệnh tiểu đường 

Tiểu đường được chia làm 3 loại chính, đó là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.

  • Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 1 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là hội chứng rối loạn tự miễn, khi đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào của tuyến tụy chứ không phải do các yếu tố bên ngoài. Điều này dẫn đến việc cơ thể thiếu insulin và lượng đường huyết tăng vọt. 

Phụ nữ thường mắc tiểu đường tuýp 1 ít hơn nam giới. Đặc biệt những người có tiền sử gia đình từng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc gặp các vấn đề về tuyến tụy.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 sẽ xuất hiện rất sớm và bệnh thường bắt đầu nhiều nhất ở độ tuổi khá trẻ: chủ yếu là trẻ từ 4 đến 7 tuổi và 10 đến 14 tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1 hiện nay vẫn chưa xác định rõ. Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường được cho là do tính nhạy cảm trong di truyền và các yếu tố môi trường gây ra. Lúc này, các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy của bạn bị hệ miễn dịch tấn công và lượng đường thay vì chuyển đến cung cấp cho các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1.

  • Bệnh tiểu đường (đái tháo đường tuýp 2) là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là loại tiểu đường phổ biến nhất với 90% đến 95% trên tổng số bệnh nhân được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường. 

Bệnh tiểu đường tuýp 2 không giống như bệnh tiểu đường tuýp 1. Khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có nghĩa là tuyến tụy của bệnh nhân không thể tiết ra insulin còn ở tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy vẫn hoạt động bình thường.

Tuy nhiên do một nguyên nhân nào đó glucose trong máu không thể chuyển hóa thành năng lượng, cung cấp cho các tế bào. Điều này sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng cao và có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến cơ thể người bệnh.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành nhưng do ngày càng nhiều trẻ em và người trẻ tuổi mắc phải căn bệnh này do bệnh béo phì đang ngày càng có xu hướng gia tăng ở trẻ em.

Hiện tại, nguyên nhân chính xác tại sao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng chưa được chỉ rõ nhưng thừa cân là nguyên nhân chủ yếu cho sự phát triển của tiểu đường tuýp 2, nhưng không phải tất cả những người bị tiểu đường tuýp 2 đều bị thừa cân hoặc béo phì.

Tiểu đường có nguy hiểm không? Những biến chứng của bệnh tiểu đường 1
  • Tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ hiện nay cũng là một loại tiểu đường phổ biến ở phụ nữ trong quá trình mang thai. Nếu không được điều trị hay có chế độ ăn uống phù hợp thì bệnh này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi bà mẹ chuyển dạ.

Ngoài ra, còn có một căn bệnh tiểu đường khác gây ra do thận mất khả năng trữ nước đó là bệnh đái tháo nhạt. Bệnh này rất hiếm gặp và có thể điều trị được.

Xem thêm về các trường hợp bị tiểu đường và cách điều trị TẠI ĐÂY

Biểu hiện sớm và triệu chứng của người mắc bệnh tiểu đường

Việc chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường không khó, nếu bạn đang gặp những triệu chứng dưới đây thì bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay nhé:

- Liên tục khát nước, hay còn gọi là chứng khát nhiều

- Đi tiểu nhiều lần trong 1 ngày, có khi là tiểu theo giờ

- Sụt cân không rõ nguyên nhân và luôn cảm giác đói bụng, mệt mỏi

- Dễ bị nhiễm trùng nhiễm nấm âm đạo ở phụ nữ, nhiễm nấm men hoặc nấm cadida

- Thị lực yếu hẳn đi

Ngoài ra, bạn phải gọi cấp cứu ngay nếu bạn đang gặp những triệu chứng sau:

- Buồn nôn dữ dội và tay yếu tay chân

- Thở gấp và nhanh, khó thở

- Cảm thấy rất khát nước và đi tiểu nhiều, kèm với đau vùng bụng

Tiểu đường có nguy hiểm không? Những biến chứng của bệnh tiểu đường 2

Tiểu đường có nguy hiểm không? Những biến chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường thường có những biến chứng nguy hiểm dần dần. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường càng lâu và ít kiểm soát lượng đường trong máu, biến chứng sẽ càng nguy hiểm. Những biến chứng này có thể sẽ không thể điều trị hoặc thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường có thể xảy ra, bao gồm:

- Tổn thương thần kinh: Lượng đường dư thừa ở trong máu có thể làm tổn thương các mao mạch chịu trách nhiệm nuôi dưỡng dây thần kinh, đặc biệt là ở tay chân. Nếu không được điều trị kịp thời, đầu tiên bạn sẽ cảm thấy ngứa rát ở ngón chân hoặc ngón tay, sau đó sẽ mất khả năng vận động hoàn toàn ở tay chân bị ảnh hưởng. Ngoài ra bệnh tiểu đường còn gây tổn thương các dây thần kinh tiêu hóa, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và buồn nôn.

- Bệnh tim mạch: Bệnh tiểu đường có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề về các bệnh liên quan đến động mạch, kèm theo đau thắt ngực. Bạn sẽ có nhiều khả năng bị đau tim, xơ vữa động mạch hoặc đột quỵ nếu không biết cách điều trị.

- Mắc các bệnh về thận: Bệnh tiểu đường sẽ làm hỏng hệ thống lọc chất thải ra khỏi máu của thận. Tổn thương thận nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận, nếu nặng hơn sẽ phải chạy thận hoặc ghép thận.

- Giảm thị lực: Bệnh tiểu đường có thể gây ra bệnh võng mạc tiểu đường, có khả năng dẫn tới mù lòa. Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn gây ra các bệnh thị lực nghiêm trọng khác như đục thủy tinh thể hoặc bệnh tăng nhãn áp.

- Cắt chi: Bệnh tiểu đường khiến lưu thông máu đến chân kém. Nếu không được điều trị thì những mụn nước có thể phát triển thành nhiễm trùng nghiêm trọng, khó lành và có thể phải đoạn chi.

- Bệnh Alzheimer: Bệnh này gây ra do bệnh tiểu đường tuýp 2. Việc kiểm soát lượng đường trong máu càng kém thì nguy cơ mắc bệnh này càng cao.
Dễ nhiễm nấm, nhiễm trùng và gây ra các bệnh liên quan đến da.

Tiểu đường có nguy hiểm không? Những biến chứng của bệnh tiểu đường 3

Xem thêm về các trường hợp bị tiểu đường và cách điều trị TẠI ĐÂY

Làm thế nào để kiểm soát lượng đường trong máu? Thuốc chống bệnh tiểu đường hiệu quả

Mặc dù bệnh tiểu đường hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt bệnh tiểu đường bằng các tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập luyện thể dục thể thao hợp lý bạn có thể kiểm soát được lượng đường trong máu ở mức an toàn.

Bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên bằng dụng cụ đo đường huyết tại nhà và nên lưu ý khi lượng đường huyết trong máu quá thấp hoặc quá cao. Bạn có thể tiêm insulin tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Hiện nay, trên thị thường có rất nhiều loại thuốc chống bệnh tiểu đường trên thị trường, nhưng việc điều trị tiểu đường là việc chữa trị lâu dài nên việc dùng thuốc trong một thời gian dài có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh.

Việc điều trị bệnh tiểu đường thường gặp rất nhiều khó khăn. Bí quyết kiểm soát lượng đường huyết trong máu thành công và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm  phụ thuộc vào chế độ ăn của bệnh nhân.

Những loại thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường có thể ăn thoải mái mà không lo ảnh hưởng đến bệnh là: Các loại trái cây, ưu tiên các loại trái cây ít đường như táo, bưởi, ổi,... Ngoài ra, bạn nên bổ sung cá vào thực đơn hàng ngày của mình.

Tiểu đường có nguy hiểm không? Những biến chứng của bệnh tiểu đường 4

Các thực phẩm chức năng 100% đến từ thiên nhiên cũng là một lựa chọn tốt để có thể kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả mà không cần phải lo đến tác dụng phụ như khi uống các loại thuốc tây.

Một trong những thực phẩm chức năng 100% Organic có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả, phải kể đến tỏi đen do nó gây ảnh hưởng đến sự tổng hợp Glycogen gan, làm giảm lượng đường trong máu và tăng mức độ insulin huyết tương. Tỏi đen chứa nhiều các S-methyl cysteine sulfoxide và S-allyl cysteine silfoxide. Sunfua này có thể ức chế G-6-P enzyme NADPH để ngăn chặn sự phá hủy insulin, có tác dụng hạ đường huyết.

Để được tư vấn điều trị tiểu đường bằng tỏi đen, xin liên hệ:

Chuyên gia Minh Thủy - TT Nghiên cứu & Ứng dụng Dược Liệu Quý

Điện thoại: 094 168 1122

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO