Báo Điện tử Gia đình Mới

Từ 231 cái tát ở Quảng Bình đến 50 cái tát ở Hà Nội: Bố mẹ dạy con ứng phó thế nào?

Sự việc cô giáo tát học trò 231 cái ở Quảng Bình vẫn chưa hết nóng thì một em học sinh lớp 2A5, Trường tiểu học Quang Trung, Quận Đống Đa bị cô giáo yêu cầu các bạn cùng lớp tát 50 cái lại dậy sóng.

Từ 231 cái tát ở Quảng Bình đến 50 cái tát ở Hà Nội: Bố mẹ dạy con ứng phó thế nào? 0

Bạo lực học đường đã trở thành điểm nóng báo động không chỉ trong ngành giáo dục mà còn đối với toàn xã hội. Đã có nhiều vấn đề được đưa ra bàn luận, và rất đông đảo phụ huynh  đặt ra câu hỏi, cha mẹ sẽ phải dạy trẻ như thế nào khi đối mặt với việc bị “bắt nạt”, trẻ có dám hành động hay kháng cự không khi đứng trước việc làm sai trái này?

Dạy trẻ hiểu biết về luật

Theo TS. Vũ Thu Hương, chuyên gia tâm lý kỹ năng sống, trước hết cha me phải dạy trẻ hiểu biết về luật. Dạy con về pháp luật. Đánh người, xúc phạm người khác, hành hạ người khác.... đều là vi phạm pháp luật.

Dạy con là tuyệt đối không bao giờ được phép vi phạm pháp luật. Con tuyệt đối không được đánh bạn. Ngược lại, bất kể những hành động nào, xâm phạm nào đến thân thể của con thì điều đó là hoàn toàn vi phạm pháp luật và con có quyền chống cự lại trước những hành động sai trái đó.

Theo TS. Hương, điều đầu tiên là phải dạy trẻ biết tự vệ: Có rất nhiều thế tự vệ khác nhau để tránh bạo lực mà không cần bất kể hành vi bạo lực nào.

Đơn giản nhất là khi ai đó định dùng tay đánh mình thì phản xạ đầu tiên là  phải gạt tay thật quyết liệt hoặc né người ra, để người đó sẽ không thể chạm vào cơ thể mình. Trong trường hợp bị đánh liên tiếp mấy cái thì phải biết chạy.

Tuy nhiên, nhiều người nghi ngại về việc làm này rất khó với trẻ khi chúng được dạy nghe lời cô giáo và vâng lời người lớn.

Nhưng TS. Hương cho rằng, khi chúng ta đã dạy con hiều biết về pháp luật thì con sẽ biết hành động đó của bạn hay thậm chí của cô giáo là sai trái khi đánh người.

Vì thế, để con có thể thực hiện tốt được việc này  cha mẹ cần dạy con mỗi tối. Cha mẹ có thể trao đổi và làm mẫu với con, theo đó mình sẽ đóng vai kẻ hành hung con với tất cả các tư thế khác nhau và yêu cầu con tự vệ.

“Việc này đòi hỏi phải rất kiên trì  và thực hiện liên tục trong một thời gian để tạo cho con có thói quen phản xạ nếu chẳng may bị ai đó bạo hành hoặc ai đó muốn đánh đập con”, TS. Hương nói.

Bên cạnh đó, Ts. Hương cũng thẳng thắng chỉ ra những sai lầm của cha mẹ khi dạy con như “nếu bị đánh thì bố, mẹ sẽ đến “xử lý”, như vậy là chúng ta đang “bảo kê” cho con và điều đó sẽ tạo tâm lý ỷ lại của con vào bố mẹ, tức là nếu có việc gì con sẽ có bố mẹ đến xử lý hộ và đó không phải là việc của con.

   Chuyên gia tâm lý, kỹ năng sống Vũ Thu Hương

 Chuyên gia tâm lý, kỹ năng sống Vũ Thu Hương

“Khi dạy trẻ hiểu rõ luật pháp thì trẻ sẽ có kiến thức để phê phán và tiếp nhận các cách phòng chống bạo lực học đường.

Phải hình thành cho trẻ kỹ năng nhận biết, phân tích, đánh giá các hành vi, biểu hiện thái độ của những người xung quanh. Trẻ sẽ biết phân định đâu là đúng - sai, tốt - xấu” TS Hướng bày tỏ quan điểm.

Không dạy con theo kiểu trấn áp vì "mình là người lớn, mình có quyền"

Ngoài gia, chuyên gia tâm lý kỹ năng sống Vũ Thư Hương cũng cảnh báo các bố mẹ không dạy con theo kiểu áp đặt, bố mẹ có quyền con là con phải nghe lời bố mẹ.

Việc làm này sẽ khiến con luôn nghĩ: Người lớn luôn đúng và phải tuân thủ tất cả những lời người lớn nói . Điều đó sẽ khiến con mất dần đi khả năng phản biện, phản kháng và tự vệ.

Vì thế, cha mẹ hãy cố gắng thực hiện các nội quy gia đình và luật pháp nghiêm túc để con tuân thủ theo. Nếu muốn con làm việc gì ngoài các quy định thì cần có đàm phán chứ không thể lấy quyền làm bố, mẹ để trấn áp con cái. Bản thân bố mẹ phải tôn trọng con không được bạo hành con dưới mọi hình thức.

“Dạy con và  chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật, không ủng hộ vi phạm pháp luật dưới mọi hình thức. Ví dụ nếu cô giáo hoặc một người lớn yêu cầu con đánh bạn, hãy nói thẳng với người đó hành vi đó là sai và đã vi phạm pháp luật. Nếu cô không nghe, con có thể chạy ra ngoài sân trường và hô hoán lên”, TS. Hương lưu ý.

Một điều quan trọng nữa mà TS. Hương muốn nhắn gửi các bố mẹ, hãy luôn thân thiết và gần gũi với con. Lắng nghe con rất kĩ càng nhưng tuyệt đối không xúi bẩy, ép con phải giải quyết theo cách của mình.

Bày tỏ niềm tin là con sẽ luôn tự giải quyết được vấn đề của mình và chờ đợi con báo cáo thành công. Với việc nhiều lần được nêu ý kiến của mình, con sẽ luôn dám phản biện nếu có các hành vi sai trái. Khi đó, chẳng ai có thể bắt con làm những hành vi đó dù con có bị o ép hay không.

Có thể nói, ở lứa tuổi đang có những thay đổi về tâm sinh lý, nhiều em rất dễ có những suy nghĩ và cách hành xử chưa thật đúng (chưa thực hiện theo quy định của lớp, quên hoặc chưa làm theo) điều này dẫn đến trẻ em ở lứa tuổi này thường phải đối mặt với các hình phạt mà đã quy định. Tuy nhiên, cha mẹ  cần dạy trẻ cách tạo tư thế tự tin, bản lĩnh nhận lỗi và sẽ xin sửa sai.

Liên quan đến thông tin cô giáo bắt học sinh tát bạn 50 cái ở Trường Tiểu học Quang Trung, phòng Giáo dục quận Đống Đa đã có buổi làm việc với nhà trường và cô giáo chủ nhiệm.

 Vào đầu giờ chiều ngày 5/12 phòng GDĐT quận Đống Đa đã cử đoàn xác minh làm rõ sự việc. Hiện lãnh đạo quận Đống Đa đã giao trường tiến hành tạm đình chỉ công tác của cô giáo lớp học sinh bị đánh với tinh thần xử lý nghiêm, bởi với một giáo viên, hành động như vậy là phản giáo dục.

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO