Báo Điện tử Gia đình Mới

Tưởng đau bụng, tiêu chảy đơn thuần, không ngờ lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh ‘tử thần’

Bệnh nhân bị đau bụng, tiêu chảy kèm tụt huyết áp và đến cơ sở y tế địa phương thăm khám, ngay lập tức, bác sĩ tại đây chuyển bệnh nhân lên thẳng tuyến tỉnh.

  Hình ảnh bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng, phát hiện nhờ triệu chứng đau bụng, tiêu chảy đơn thuần

Hình ảnh bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng, phát hiện nhờ triệu chứng đau bụng, tiêu chảy đơn thuần

Bệnh nhân N.T.Đ (66 tuổi, ở tại Trung Sơn, Yên Lập, Phú Thọ) vào nhập vại khoa cấp cứu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ khi đã có dấu hiệu nôn mửa, khó thở, huyết áp 90/60 mmHg. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng nên lập tức cho bệnh nhân sử dụng thuốc vận mạch và chụp cắt lớp.

Kết quả cho thấy, bệnh nhân có khối phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận đường kính hơn 9cm, hình ảnh khối phình đang chảy máu, tụ máu lớn sau phúc mạc, dịch tự do ổ bụng dạng máu.

Sau đó, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật. 

Tuy nhiên, ca phẫu thuật của bệnh nhân này không hề đơn giản, BS. Hán Văn Hòa người trực tiếp phẫu thuật cho biết, phẫu thuật phình động mạch chủ bụng đã là khó khăn, thì phẫu thuật vỡ phình mạch chủ bụng khó khăn lên gấp bội. 

“Kịch tính diễn ra khi người bệnh chưa kịp gây mê thì huyết áp tiếp tục tụt xuống thấp 50/30 với 3 loại thuốc vận mạch. Chúng tôi đã hết sức khẩn trương vừa hồi sức, gây mê vừa phẫu thuật. Để giữ được não cho bệnh nhân do thiếu máu. Ê kíp đã mổ trong tư thế người bệnh dốc đầu 45 độ, máu truyền nhanh thành dòng, sử dụng 3 thuốc vận mạch liều tối đa.

Khó khăn liên tiếp trong khi mở ổ bụng ra, khối phình quá lớn, biến đổi giải phẫu, máu đang chảy ra ổ bụng. Ê kíp vừa lấy tay giữ khối phình không cho chảy máu, vừa nhanh chóng tìm được động mạch chủ, kẹp mạch".

Để nhanh chóng tìm và khống chế mạch, vừa tránh tổn thương động, tĩnh mạch thận, tá tràng, niệu quản… là một thách thức vô cùng lớn không chỉ bác sỹ tuyến tỉnh mà ngay các chuyên gia đầu ngành phẫu thuật mạch máu. Tính khẩn trương, chính xác, cùng với đó là sự phối hợp nhịp nhàng với gây mê, hồi sức trong mổ là một yêu cầu lớn.

“Thậm chí thời điểm, dù thay xong bằng mạch nhân tạo rồi, mà chúng tôi không thử kẹp để cho máu xuống chân vì huyết áp thấp không cho phép”, bác sĩ cho biết. 

May mắn, ca phẫu thuật thành công, bệnh nhân đã tỉnh táo, ăn uống và đi lại được sau 6 ngày phẫu thuật.

Hồng Hải/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO