Báo Điện tử Gia đình Mới

Vì sao bạn vô thức thay đổi giọng nói trong các tình huống khác nhau?

Giọng nói của chúng ta thường thay đổi tùy theo tình huống, hoàn cảnh, ví dụ cao hơn khi gặp người lạ và trầm, thấp hơn khi ở nơi làm việc, gặp gỡ người quan trọng. Vì sao lại như vậy?

Theo Bright Side, đây là một cơ chế tiềm thức của cơ thể và mỗi sự thay đổi giọng nói đều có ý nghĩa nhất định đằng sau đó.

Vì sao bạn vô thức thay đổi giọng nói trong các tình huống khác nhau? 0

Để hiểu rõ vì sao điều này xảy ra, hãy cùng đi vào một số tình huống cụ thể mà chúng ta thường vô thức thay đổi giọng nói.

1. Khi nói chuyện với người lạ

Vì sao bạn vô thức thay đổi giọng nói trong các tình huống khác nhau? 1

Khi nói chuyện với người lạ, giọng nói của chúng ta có thể nghe cao hơn và thậm chí là hơi trẻ con.

Đó là vì khi nói chuyện như vậy, chúng ta mang lại cho người nghe cảm giác rằng chúng ta có thái độ ôn hòa, không mang tính đe dọa. Khi lần đầu giao tiếp với ai đó, chúng ta cũng muốn tỏ ra thân thiện nhất có thể.

2. Khi ở nơi làm việc

Vì sao bạn vô thức thay đổi giọng nói trong các tình huống khác nhau? 2

Thông thường, trong môi trường công việc, chúng ta sẽ muốn được mọi người tôn trọng, đánh giá nghiêm túc, do đó chúng ta hạ thấp giọng nói để đạt được điều đó.

Một nghiên cứu cho thấy những người có âm vực trầm hơn được coi là có ưu thế hơn những người khác.

3. Khi nói chuyện với bạn bè

Vì sao bạn vô thức thay đổi giọng nói trong các tình huống khác nhau? 3

Nếu bạn dành quá nhiều thời gian cùng ai đó, ví dụ như bạn thân, thì giọng nói của cả hai sẽ có xu hướng nghe giống nhau.

Hiện tượng này được gọi là "hội tụ ngữ âm"(phonetic convergence). Hội tụ ngữ âm cũng có thể xảy ra trong gia đình.

4. Khi ghi âm giọng nói của mình

Vì sao bạn vô thức thay đổi giọng nói trong các tình huống khác nhau? 4

Âm thanh giọng nói khi bạn ghi lại có thể khác biệt hoàn toàn với giọng nói bạn vẫn nghe hàng ngày.

Điều này xảy ra bình thường khi chúng ta nghe giọng nói của chính mình, âm thanh được truyền qua xương và mô trong hộp sọ.

Trong khi đó người khác nghe giọng nói của chúng ta là âm thanh truyền qua không khí.

5. Khi bất ngờ bị bắt quả tang

Vì sao bạn vô thức thay đổi giọng nói trong các tình huống khác nhau? 5

Bất ngờ có thể liên quan tới lo âu và căng thẳng, cảm giác này có thể làm thay đổi giọng nói của chúng ta. 

Trong tình huống này, chúng ta có thể nói chuyện vấp váp, phát âm kém hơn và tông giọng cao hơn bình thường

(Theo Bright Side)

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO