Báo Điện tử Gia đình Mới

Vì sao Đông trùng Hạ thảo có giá lên tới hơn 2 tỷ đồng/kg?

Ngoài nguồn gốc hiếm hoi, sự kết hợp kỳ lạ của loài ấu trùng bướm và loài nấm ở Himalaya, Đông trùng Hạ thảo là một trong những dược liệu mà cả Y học phương Đông và Y học phương Tây đều thừa nhận...

Vì sao đông trùng hạ thảo có giá cao?

Y học phương Đông, bằng kinh nghiệm thực tế, đã tìm ra và ứng dụng Đông trùng Hạ thảo trước đó hàng nghìn năm. Y học phương Tây lại chứng minh những công dụng của Đông trùng Hạ thảo trên những thực nghiệm và phân tích các thành phần của Đông trùng Hạ thảo.

Theo đề tài nghiên cứu, Tiềm năng dược lý và điều trị của thành phần Cordycepin trong Đông trùng Hạ thảo của nhóm các nhà khoa học Hardeep S. Tuli, Sardul S. Sandhu, và A. K. Sharma. Kết quả được đăng trên trang Thư Viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ.

“Nấm dược liệu đã được biết đến hàng ngàn năm để sản xuất biometabolites được sử dụng hoặc nghiên cứu như điều trị bệnh tật. Một số ca tử vong liên quan đến ung thư có thể được ngăn ngừa hoặc giảm bớt bằng cách thay đổi chế độ ăn uống với nấm dược liệu, vì chúng chứa chất chống oxy hóa”- Kết quả nghiên cứu cho thấy.

Đặc biệt, cũng theo nhóm tác giả, nấm dược liệu được đánh giá quý hiếm, có nhiều tác dụng vào loại nhất là Đông trùng Hạ thảo. Đông trùng Hạ thảo đã được tìm thấy chủ yếu ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á (Mains 1958; Winkler 2010; Panda and Swain 2011). Ở Ấn Độ, nó nổi bật ở các vùng đất thấp của các vùng đất cỏ của dãy Himalaya thường được gọi là "Keera Ghas".

Vì sao Đông trùng Hạ thảo có giá lên tới hơn 2 tỷ đồng/kg? 0

Đã có một loạt các hợp chất hoạt tính dược lý (ví dụ, Cordycepin) được báo cáo tìm ra trong Đông trùng Hạ thảo và đã nhận được nhiều sự chú ý của cộng đồng các nhà khoa học, do hoạt động sinh học phổ rộng của các hoạt chất đó. Các hoạt chất sinh học can thiệp vào các quá trình sinh hóa và phân tử khác nhau bao gồm sinh tổng hợp purine, tổng hợp DNA / RNA…

Đông Trùng Hạ Thảo đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc. Do những tiến bộ gần đây trong công nghệ sinh học dược phẩm, có thể cô lập các hợp chất hoạt tính sinh học từ Đông trùng Hạ thảo và biến chúng thành dạng bột, dạng viên nang.

Đông trùng Hạ thảo và sản phẩm của nó có tác dụng lâm sàng đáng kể bao gồm hoạt động giúp ích cho gan, thận, tim mạch, hô hấp, thần kinh, tình dục, hệ thống miễn dịch, bên cạnh các hoạt động chống ung thư, chống oxy hóa, chống viêm và chống vi sinh vật.

Vì sao Đông trùng Hạ thảo có giá lên tới hơn 2 tỷ đồng/kg? 1

Chính vì sự quý hiếm và nhiều tác dụng mà Đông trùng Hạ thảo tự nhiên ngày càng cạn kiệt và có giá gấp nhiều lần các loại dược liệu quý khác. Hiện nay, trên thị trường, người mua vẫn mua với “cách mua tù mù” kiểu “tin nhau là chính” mà giá cũng lên đến hơn 2 tỷ đồng/kg khô hoặc hơn 500.000 đ/con khô.

Ngày nay, khoa học càng ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về Đông trùng Hạ thảo, tính đến ngày 4/11/2017, trên trang Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ có tới hơn 1800 công trình, bài báo nghiên cứu về Đông trùng Hạ thảo, riêng với từ khóa Cordyceps Militaris.

Vì sao Đông trùng Hạ thảo có giá lên tới hơn 2 tỷ đồng/kg? 2
Vì sao Đông trùng Hạ thảo có giá lên tới hơn 2 tỷ đồng/kg? 3

Điều đáng mừng, với sự tiến bộ của khoa học, các nhà khoa học đã phân lập nuôi cấy thành công các loại Đông trùng Hạ thảo khác nhau thường có tên gọi là Cordyceps Militaris.

Bước tiến này đã tạo ra sản phẩm Đông trùng Hạ thảo có chất lượng tương đương, thậm chí có một vài hoạt chất vượt trội loại trong tự nhiên, nhưng giá thành chỉ bằng 1/10 Đông trùng Hạ thảo tự nhiên.

25 tác dụng chính của Đông trùng Hạ thảo 

Theo sách Đông trùng Hạ thảo, một dược liệu quý hỗ trợ điều trị các bệnh Virus, ung thư, HIV/AIDS, đái tháo đường, suy giảm tình dục… và nghiên cứu phát hiện loài đông trùng hạ thảo mới ở Việt Nam, NXB Y học, VS.GS.TSKH. Đái Duy Ban và TS Lưu Tham Mưu đã chỉ ra 25 tác dụng chính của Đông trùng Hạ thảo như sau:

Bảo vệ thận trong trường hợp tổn thương do thiếu máu;

Chống lại tác dụng xấu của thuốc tân dược, thí dụ đối với độc tính của Cyclosporin;

Chống lại sự suy thoái của thận, xúc tiến việc tái sinh và phục hồi các tế bào tiểu quản ở thận;

Làm hạ huyết áp ở người huyết áp cao;

Chống lại hiện tượng thiếu máu cơ tim;

Giữ ổn định nhịp đạp của tim;

Tăng cường miễn dịch không đặc tính;

Điều tiết tính miễn dịch đặc hiệu;

Tăng cường năng lực thực bào của các tế bào miễn dịch;

Tăng cường tác dụng của nội tiết tố tuyến thượng thận và làm trương nở các nhánh khí quản;

Tăng cường dịch tiết trong khí quản và dễ khạc đờm;

Làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể;

Hạn chế bệnh tật của tuổi già;

Nâng cao năng lực chống ung thư của cơ thể;

Cống lại tình trạng thiếu oxygen của cơ thể;

Tăng cường tác dụng lưu thông máu trong cơ thể;

Hạn chế tác hại của tia gamma đối với cơ thể;

Tăng cường tác dụng an thần, trấn tĩnh thần kinh;

Tăng cường việc điều tiết nồng độ đường trong máu;

Làm giảm Cholesterol trong máu và chống xơ vữa động mạnh;

Xúc tiến tác dụng của nội tiết tố;

Tăng cường chức năng tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng;

Ức chế vi sinh vật có hại, kể cả vi khuẩn lao;

Kháng viêm và tiêu viêm;

Có tác dụng cường dương và chống liệt dương…

Nguyễn Văn Cường (Viện trưởng Viện nông nghiệp hữu cơ)/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO