Báo Điện tử Gia đình Mới

Vụ bác sĩ Hoàng Công Lương bị thay đổi tội danh: Dấu hiệu áp đặt máy móc?

Các bác sĩ cho rằng, vụ việc này cho thấy sự lúng túng của cơ quan tư pháp, cơ quan quản lý. Nó còn thể hiệu dấu hiệu của sự áp đặt máy móc, thiếu hiểu biết về trách nhiệm, vị trí việc làm của mỗi thầy thuốc.

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Hòa Bình vừa có kết luận bổ sung vụ án sự cố chạy thận làm 9 người chết xảy ra tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình hồi tháng 5/2017.

Có hai nội dung đáng chú ý là Cơ quan CSĐT đã khởi tố bị can đối với ông Trương Quý Dương, cựu Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình và thay đổi tội danh đối với bác sĩ Hoàng Công Lương từ “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” sang tội “Vô ý làm chết người”.

Trao đổi với PV Gia Đình Mới ngày 25/8 bác sĩ Ngô Đức Hùng, khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng: “Thông tin ông cựu giám đốc bệnh viện tỉnh Hoà Bình bị khởi tố là việc phải làm và đáng ra phải thực hiện từ lâu để điều tra làm rõ vai trò và trách nhiệm trong vụ chạy thận".

Bác sĩ Ngô Đức Hùng, khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai

Bác sĩ Ngô Đức Hùng, khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai

Theo bác sĩ Ngô Hùng, ông Trương Quý Dương là người có công khi đưa kỹ thuật này về tỉnh Hoà Bình. "Với tôi, cựu giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình là người có lỗi nhưng cũng có công không nhỏ khi chấp nhận các rào cản giấy tờ hành chính để đưa kỹ thuật lọc máu về Hoà Bình", bác sĩ bày tỏ.

Việc người dân tập trung chửi ông Trương Quý Dương chưa không thoả đáng vì nhiều bệnh nhân được lợi vì kỹ thuật này. "Ai nghi ngờ xin mời ra xóm chạy thận Hà Nội ở đấy 3 ngày với dân ngoại tỉnh thuê nhà chờ lọc máu do không được lọc ở địa phương thì sẽ hiểu", bác sĩ Hùng ví von. 

Theo vị bác sĩ này, vấn đề nằm ở người sở hữu máy lọc máu và có trách nhiệm thay thế sửa chữa khi có trục trặc. Khi sự cố xảy ra, đương nhiên người trực tiếp súc rửa đường nước có lỗi. Nhưng chủ quản máy lọc thận và trực tiếp thuê người súc rửa lại điềm nhiên vô can từ đầu đến giờ. Đây là điều cần phải quan tâm nhất trong vụ án này.

Nhận định thêm về việc đổi tội danh của bác sĩ Hoàng Công Lương, một chuyên gia y tế chia sẻ với Gia Đình Mới: “Đối với vụ việc của Hoàng Công Lương, người chịu thiệt thòi sau này sẽ là bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân chạy thận ở Hòa Bình.

Qua vụ việc này cho thấy sự lúng túng của cơ quan tư pháp, cơ quan quản lý. Chưa kể, nó còn thể hiệu dấu hiệu của sự áp đặt máy móc, thiếu hiểu biết về trách nhiệm, vị trí việc làm của mỗi thầy thuốc trong một tập thể, đơn vị làm chức năng khám chữa bệnh. 

Ngoài ra, còn có dấu hiệu của sự áp đặt cứng nhắc các khía cạnh pháp lý vào thực tế quy trình khám chữa bệnh. Đây là lỗi của một mắt xích, nhưng cả xã hội, đặc biệt là ngành y tế cần nhìn nhận để hoàn thiện mình”.

Vụ án cần làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan để có thêm bằng chứng minh oan cho bác sĩ Lương và cũng là bằng chứng tố cáo người có tội.

"Trong vụ án có những điều rất đặc biệt nhưng tất cả đã “mở” ra sự phi logic giúp cho những người không ở trong nghề, không có chuyên môn cũng nhận ra sự phi lí khi kết tội bác sĩ Lương”, vị này bình luận. 

L.Minh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO