Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Tam thất chữa bệnh gì, đối tượng nào không nên dùng tam thất?

Tam thất là vị thuốc quý, có thành thành phần hóa học chủ yếu là saponin nên có nhiều tác dụng tốt như nhân sâm. Nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng tam thất.

Tam thất chữa bệnh gì?

Theo Lương y Nguyễn Thanh Thúy (phòng khám Đông y Ích Thọ Đường) tam thất có có vị đắng, ngọt, tính ấm, vào các kinh can, thận có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau…

Trong Đông y, tam thất được dùng chữa thổ huyết, ho ra máu, chảy máu cam, băng huyết, rong kinh, sau khi đẻ huyết hôi không ra, ứ trệ đau bụng, kiết lỵ ra máu, đi tiểu ra máu.

  Tam thất có thành thành phần hóa học chủ yếu là saponin nên có nhiều tác dụng tốt như nhân sâm. Ảnh minh họa

Tam thất có thành thành phần hóa học chủ yếu là saponin nên có nhiều tác dụng tốt như nhân sâm. Ảnh minh họa

Để chữa bệnh, có thể uống dạng bột hoặc thuốc sắc. Bên cạnh đó có thể dùng ngoài giã đắp hoặc rắc thuốc bột để cầm máu. Thân cây và lá tam thất cũng được dùng làm chè hãm hoặc nấu cao uống.

Ngoài ra, tam thất còn được dùng sống dưới dạng lát cắt ngậm, nhai, hoặc mài với nước uống. Dùng chín trong những trường hợp thiếu máu, suy nhược, phụ nữ sau khi đẻ.

Những bài thuốc chữa bệnh có chứa tam thất

- Chữa máu ra nhiều sau khi đẻ: Tam thất tán nhỏ uống với nước cơm, mỗi lần 8g.

- Chữa thiếu máu hoặc huyết hư các chứng sau khi đẻ: Tam thất tán nhỏ, uống 6g, hoặc tần với gà non ăn.

- Chữa các loại chảy máu, hoặc sưng u ở nội tạng, các loại thiếu máu do mất máu nhiều hay do giảm hồng cầu: Tam thất tán bột, mỗi ngày uống 6 – 12g. Chảy máu cấp thì uống gấp bội, bệnh mạn tính thì uống kéo dài nhiều ngày.

- Chữa chảy máu khi bị thương: Lá tam thất giã nhỏ, trong uống, ngoài đắp.

- Chữa suy nhược cơ thể ở người cao tuổi và phụ nữ sau khi sinh đẻ: Tam thất 12g, sâm Bố Chính, ích mẫu, mỗi vị 40g; kê huyết đằng 20g, hương phụ 12g. Tán nhỏ, uống mỗi ngày 20g.

- Chữa rong huyết do huyết ứ: Tam thất 4g, ngải diệp, ô tặc cốt, long cốt, mẫu lệ, mỗi vị 12g; đương quy, xuyên khung, đan bì, đan sâm, mỗi vị 8g; một dược, ngũ linh chi, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Tam thất chữa bệnh gì, đối tượng nào không nên dùng tam thất? 1

Những đối tương không nên sử dụng tam thất

Mặc dù tam thất là vị thuốc tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng. Đối với những người quá nóng thì thường xuyên sử dụng tam thất trong thời gian dài có thể gây ra phản ứng mẫn cảm gây ngứa, mụn nhọt hoặc dị ứng...

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, những đối tượng sau không nên dùng tam thất:

- Phụ nữ có thai

- Những người khi đang chảy máu

- Thận trong khi cho trẻ em sử dụng

- Khi bị tiêu chảy

- Người có cơ địa thể nhiệt và cơ địa dị ứng

Khi cơ thể có dấu hiệu bất thường nên đi thăm khám bác sĩ để được khám và chỉ định dùng các loại thuốc, thảo dược phù hợp với sức khỏe, thể trạng, tránh việc “tự làm bác sĩ”, tự ý dùng thuốc, kẻo gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Linh Nhi/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO