Báo Điện tử Gia đình Mới

Liên Hiệp Quốc thông báo khẩn cấp về kháng thuốc kháng sinh toàn cầu

Liên Hiệp Quốc cảnh báo nếu vẫn cứ để tinh trạng sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi như hiện tại thì vào năm 2050 mỗi năm số người chết do bị kháng thuốc kháng sinh sẽ lên đến con số 10 triệu người.

Kháng kháng sinh giết khoảng 700.000 người mỗi năm

Vào thời điểm hiện tại kháng kháng sinh đã giết khoảng 700.000 người mỗi năm, trong đó có 230.000 ca tử vong do kháng thuốc chữa bệnh lao. Việc sử dụng vô tội vạ cac loại kháng sinh kháng nấm trên người, động vật và cả trong ngành nông nghiệp đã dẫn đến hậu quả này.

Ước tính là đến năm 2050, số người tử vong do kháng kháng sinh sẽ ở mức 10 triệu người 1 năm, làm cho những bệnh hay những việc tưởng chừng đơn giản cần đến kháng sinh như mổ tiểu phẫu hay sinh nở trở nên nguy hiểm đến tính mạng.

Theo lời bác sỹ Haileyesus Getahun, giám đốc của nhóm điều phối liên ngành của Liên Hiệp Quốc về kháng kháng sinh thì họ đang làm tất cả những gì có thể để đánh động đến các nhà cầm quyền để có các động thái ngăn chặn vụ này.

Liên Hiệp Quốc thông báo khẩn cấp về kháng thuốc kháng sinh toàn cầu 0

Các khuyến nghị bao gồm việc cấm sử dụng các loại kháng sinh quan trọng đối với gia súc gia cầm trên toàn cầu nếu chưa cần thiết, hỗ trợ tài chính để các công ty dược phẩm phát triển các dạng thuốc kháng sinh đời mới, siết chặt việc bán thuốc kháng sinh ở nhà thuốc mà không có đơn thuốc của bác sỹ...

Nguyên nhân sử dụng kháng sinh bừa bãi

Bản báo cáo mất 2 năm để hoàn thành cũng nói đến 1 khía cạnh khác của việc tại sao người ta lại sử dụng kháng sinh bừa bãi, đó là vấn đề về thiếu và ô nhiễm nước sạch cũng như các hệ thống tiêu thoát nước đang làm hàng triệu người mắc bệnh ở các nước đang phát triển.

Mà những người này nhiều khi quá nghèo để có thể đi khám, nên họ hay kiểu đến nhà thuốc mua "viên màu xanh màu vàng" để tự chữa bệnh.

Liên Hiệp Quốc thông báo khẩn cấp về kháng thuốc kháng sinh toàn cầu 1

Nếu họ mua được thuốc thật thì còn đỡ, nhiều khi họ mua phải thuốc giả bị tiền mất tật mang, có khi còn dẫn đến tử vong, việc này vẫn xảy ra hàng ngày ở châu Phi, nơi có đến hàng triệu người chết vì lý do uống phải thuốc giả.

Còn lý do tại sao phải hỗ trợ các hãng dược phẩm đó là bởi hiện tại những phát kiến mới về thuốc có vẻ đang bị chững lại.

Trong 4 năm từ 2010 đến 2014 mới chỉ có 4 loại kháng sinh mới được phát triển, và chúng đều ở trong các nhóm thuốc hiện có, nếu so với năm 1980 đến 1984 thì số lượng thuốc mới là 19 loại. Việc hỗ trợ ởkhông chỉ là về khía cạnh tài chính, mà còn cả ở các thay đổi về luật để giúp họ nghiên cứu nhanh hơn.

Theo Tinhte/Tham khảo NYTimesẢnh CGIAR, WSJ

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO