Báo Điện tử Gia đình Mới

Y tế thế giới năm 2019: 10 thành tựu và tồn tại cần khắc phục trong năm mới

Năm 2019, một số nước đã có thể kiểm soát tốt bệnh huyết áp cao, thu thuế đối với một số đồ uống có đường. Tuy nhiên, một số vấn đề vẫn tồn tại và cũng có những thông tin xấu trong việc chăm sóc sức khỏe.

Y tế thế giới năm 2019: 10 thành tựu và tồn tại cần khắc phục trong năm mới 0

Y tế công cộng năm 2019: Những nỗ lực đáng ghi nhận

Công nghiệp chế biến thực phẩm chứa chất hóa béo trans (transfat) gây tử vong cho khoảng 500.000 người mỗi năm. Nhưng năm 2019, Thái Lan, Liên minh châu Âu và Brazil đã cấm ngành sản xuất thực phẩm có chứa chất béo trans và có thể giúp 3 tỷ người được bảo vệ.

Mỗi năm, cao huyết áp có thể gây tử vong cho khoảng 10 triệu người trên toàn cầu. Và các nước Ấn Độ, Ethiopia, Trung Quốc, Việt Nam, Bangladesh và Mỹ đã cải thiện chất lượng chăm sóc các bệnh về huyết áp cao trong năm 2019. 

2019 cũng là năm rất nhiều quốc gia trên thế giới ban bố thu thuế đối với những đồ uống có đường nhằm giảm nguy cơ béo phì. Chile đã dẫn đầu công cuộc này, sau đó là Peru cảnh báo về những thực phẩm chứa nhiều muối, đường và chất béo. Và rất nhiều các quốc gia khác đang thực hiện điều tương tự, giúp sức khỏe người dân được cải thiện hơn. 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghép hai loại thuốc chống huyết áp cao thành một để giảm chi phí cũng như tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh. 

Những điều chưa đạt được 

Sau 5 thập kỷ hạn chế trường hợp tử vong do đột quỵ và đau tim ở Mỹ, công cuộc này dường như đang bị ngưng trệ.

Rất nhiều trường hợp tử vong từ bệnh tim có thể phòng chống được qua việc kiểm soát bệnh tiểu đường, huyết áp cao, cải thiện bữa ăn và chăm vận động.

  Đột quỵ vẫn là một nỗi ám ảnh đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới (Ảnh minh họa)

Đột quỵ vẫn là một nỗi ám ảnh đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc quá liều đang gây ra thảm kịch và làm giảm tuổi thọ ở Mỹ. Việc gia tăng tỷ lệ tử vong do bệnh tim còn phản ánh trường hợp béo phì tăng lên, phương pháp phòng chống chưa đủ và vấn nạn sử dụng thuốc giảm đau opioid vẫn đang tiếp diễn. 

Dịch sởi đã khiến khoảng 100.000 trẻ em tử vong mỗi năm. Ebola đã gây tử vong cho 2.000 người ở Cộng hòa dân chủ Công gô.

Bên cạnh đó, việc hạn chế các ca tử vong do sốt rét đang chậm lại. Vì vậy, chính quyền các nước cần có những biện pháp mới cần áp dụng để giảm số ca tử vong do bệnh sốt rét phải dưới 400.000 ca. 

Những thông tin xấu

Dịch bệnh Ebola bùng phát ở Cộng hòa Dân chủ Công gô đã ảnh hưởng đến sức khỏe của những cán bộ y tế. Hàng trăm những y bác sĩ ở nhiều quốc gia đã tử vong vì chăm sóc sức khỏe bệnh nhân bị Ebola. 

Những ca bại liệt xuất hiện gấp 4 lần vào năm ngoái và Pakistan đang đứng dầu danh sách các quốc gia có số bệnh nhân cao nhất. Bệnh bại liệt do vắc xin đã lan nhanh ở 20 quốc gia trên thế giới.

Loại bệnh này rất khó để kiểm soát nếu không có vắc xin mới, hi vọng năm 2020 sẽ có vắc xin phòng bệnh. 

  Dịch Ebola bùng phát ở Cộng hòa Dân chủ Công gô khiến hàng trăm cán bộ y tế tử vong (Ảnh minh họa)

Dịch Ebola bùng phát ở Cộng hòa Dân chủ Công gô khiến hàng trăm cán bộ y tế tử vong (Ảnh minh họa)

Thuốc lá điện tử được sử dụng ở Mỹ đang tăng nhanh khoảng 78% trong năm ngoài. Năm nay, những ca gặp vấn đề về phổi do thuốc lá điện tử tăng nhanh.

Đối với tuổi vị thành niên, thuốc lá điện tử không an toàn và có thể gây nghiện. Nicotine có thể gây tổn thương đến sự phát triển của não. Và chính quyền dường như vẫn đang thất bại trong việc ban bố lệnh cấm thuốc lá điện tử. 

Thế giới tiếp tục chứng kiến các trường hợp tử vong do biến đổi khí hậu, sự xâm nhập của những mầm bệnh do các sinh vật vectơ gây ra như bệnh Lyme. Ấn Độ đã phải ban bố cho 8 triệu dân sử dụng khí propan để nấu ăn.

Có thể khí propan không thể ít gây ô nhiễm hơn củi hay than đá nhưng có vẻ như điều này đã lé lên một tia hi vọng sẽ về việc giải quyết ô nhiễm không khí. 

(Theo MSN)

Xem thêm clip: 100 gương mặt nữ xinh đẹp nhất thế giới 2019

Minh Trần/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO