5 kiểu ăn khoai lang độc hại, càng ăn nhiều càng rước bệnh vào thân

Bình luận

Khoai lang là thực phẩm được nhiều người ưu chuộng, đặc biệt chị em phụ nữ hay dùng để làm đẹp, giảm cân. Tuy nhiên ăn khoai lang sai cách có thể gây hại cho sức khỏe.

Khoai lang nổi tiếng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có tác dụng rất lớn trong làm đẹp và giữ gìn nhan sắc. Khoai lang chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, carotene và chất chống oxy hóa…  Ăn nhiều khoai lang không chỉ giúp cơ thể đẩy lùi bệnh tật mà còn cho bạn làn da tươi trẻ và giảm cân hiệu quả.

5 kiểu ăn khoai lang độc hại, càng ăn nhiều càng rước bệnh vào thân 0

Tuy nhiên, khi ăn khoai lang nên lưu ý 5 điều sau:

Không ăn khoai lang khi bụng đói

Khoai lang chứa một lượng tinh bột dồi dào, tuy nhiên không giống như gạo, nếu ăn khi đói sẽ rất hại dạ dày. Các chất có trong khoai sẽ kích thích niêm mạc gây ra cảm giác đầy bụng, ợ chua, ợ hơi cực khó chịu. Đặc biệt, người bị bệnh tiểu đường nên tuyệt đối tránh xa khoai lang khi đang đói vì nó sẽ làm chiều hướng của bệnh thêm xấu đi.

Không ăn khoai để quá lâu

Nhiều người thường thích ăn khoai lang đã để lâu hơn khoai lang mới đào, lý do là khi để lâu, lượng nước sẽ giảm đi sau khi bốc hơi, làm lượng đường trong khoai lang tăng lên đáng kể.

5 kiểu ăn khoai lang độc hại, càng ăn nhiều càng rước bệnh vào thân 1

Tuy nhiên, nạp nhiều đường vào cơ thể thật sự không có gì tốt đẹp cả. Chưa kể, khoai lang để lâu tuy không nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì mầm khoai có chứa độc tố, có thể gây nôn mửa, đau bụng…

Không ăn củ có đốm đen

Khoai lang để lâu, bảo quản không đúng cách sẽ bị sâu, bị mọt, hà, xuất hiện nhiều đốm đen. Thường thì sẽ không ai vứt bỏ mà chỉ cắt phần đen, phần hà rồi luộc lên ăn. Tuy nhiên, vết ố đen này chính là một loại nấm mốc, củ khoai đã bị nhiễm khuẩn vằn đen ô nhiễm gây độc cho gan. Loại độc tố này không hề bị tiêu diệt dù bạn có luộc khoai trong nước sôi sùng sục hay nướng khoai trong chậu than hồng rực. Nếu thấy khoai đã có đốm đen, nên vứt đi, không tận dụng cho vật nuôi ăn.

Không ăn khoai lang thay cơm

Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hóa, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều, ăn thay cơm mà không bổ sung các chất khác sẽ gây tác dụng ngược. Khi cơ thể không kịp tiêu hoá hết, các axit và protein trong khoai lang sẽ tích tụ trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng, khó tiêu, nấc, ợ nóng, thậm chí là tiêu chảy.

5 kiểu ăn khoai lang độc hại, càng ăn nhiều càng rước bệnh vào thân 2

Lý do là phản ứng của axit tiêu hoá, thành dạ dày bắt đầu co lại, đồng thời điểm tiếp giáp giữa dạ dày và thực quản mở rộng làm cho thức ăn dồn lên phía trên gây ợ chua và nấc nghẹn.

Ăn khoai lang nhiều vào buổi tối

Không nên ăn khoai lang nhiều vào buổi tối vì rất dễ bị trào ngược dạ dày, thực quản. Đặc biệt với những người có bệnh dạ dày, người già tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ.

Thời điểm ăn khoai lang lý tưởng nhất là ăn vào bữa trưa, vì sau khi ăn, canxi trong khoai lang cần phải mất 4-5h mới hấp thụ vào cơ thể, ánh sáng mặt trời lúc buổi chiều có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi này.

Bạn đang xem bài viết 5 kiểu ăn khoai lang độc hại, càng ăn nhiều càng rước bệnh vào thân tại chuyên mục Dinh Dưỡng của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].
Thạch Thảo