Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Bé trai nguy kịch do bà nội đặt thuốc phiện vào hậu môn chữa tiêu chảy

Bé bị tiêu chảy nhưng không đi khám, bà nội bé nghe lời thầy lang đặt thuốc phiện vào hậu môn bé để chữa tiêu chảy dẫn đến bé bị suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng.

Các bác sĩ của Bệnh viện đa khoa Sa Pa mới tiến hành cấp cứu một trường hợp bé trai 12 tháng tuổi (ở San Sả Hồ, Sa Pa, Lào Cai) nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, toàn thân tím tái, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Khám lâm sàng phát hiện bé bị tiêu chảy cấp. Đáng nói là bé có cơn ngừng thở.

  Bác sĩ tiến hành cấp cứu điều trị cho bé bị ngộ độc thuốc phiện do bà nội dùng thuốc phiện đặt hậu môn bé chữa tiêu chảy

Bác sĩ tiến hành cấp cứu điều trị cho bé bị ngộ độc thuốc phiện do bà nội dùng thuốc phiện đặt hậu môn bé chữa tiêu chảy

Người nhà bệnh nhân là người đồng bào dân tộc H’Mông không biết nói tiếng phổ thông. Khoa Cấp cứu liền mời các chuyên gia Nhi Khoa Bệnh viện Bạch Mai đang có mặt tại Bệnh viện Sa Pa, cùng bác sĩ Chang Thị Thúy Lan khám và khai thác thông tin từ người nhà bệnh nhân bằng tiếng địa phương thì được biết, bệnh nhi đã bị tiêu chảy 1 ngày qua ở nhà.

Ông Lang trong bản đã khám và bảo phải đặt thuốc phiện vào hậu môn thì mới khỏi được. Bà nội đã làm theo và đặt thuốc phiện vào hậu môn cho bé. Sau khi đặt thuốc phiện 15 phút thì thấy bé tím tái khắp người cấu véo không biết gì nên bà gọi người nhà đưa thẳng đến bệnh viện.

Các bác sĩ xác định nguyên nhân tình trạng tím tái, ngừng thở chính là do các thành phần trong thuốc phiện gây ức chế trung tâm điều khiển hô hấp làm trẻ ngừng thở. Bệnh nhi phải đặt nội khí quản và dùng thuốc kháng để “giải” ngộ độc thuốc phiện.

Các bác sĩ khuyến cáo, ở các vùng quê hiện nay vẫn sử dụng sái thuốc phiện, thuốc phiện để phòng bệnh đường ruột cho trẻ.

Điều này là cực kỳ nguy hiểm. Đặc biệt như trường hợp của bé 12 tháng tuổi kể trên. Việc dùng sái thuốc phiện, thuốc phiện trong điều trị tiêu chảy là chống chỉ định với cả trẻ em và người lớn.

Bởi thuốc phiện làm giảm nhu động ruột, khiến tình trạng đi ngoài đỡ hơn nhưng việc cầm đi ngoài này rất nguy hiểm. Vì khi đó các tác nhân gây tiêu chảy (như vi rút, vi khuẩn) không được đào thải ra ngoài mà tồn đọng trong đường ruột càng gây tình trạng tiêu chảy kéo dài, thậm chí bị viêm ruột, gây biến chứng nguy hiểm. Ngay cả trong điều trị tiêu chảy bằng thuốc tây y, các bậc phụ huynh cũng nên cẩn trọng không tùy ý sử dụng thuốc vì một số loại thuốc có nguồn gốc thuốc phiện. Nếu trẻ nhỏ bị tiêu chảy đi ngoài hơn 6 lần/ngày thì gia đình phải đưa trẻ đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời.

L.Minh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO