Báo Điện tử Gia đình Mới

Các nhà khoa học Mỹ có bước đột phá trong nghiên cứu điều trị COVID-19

Theo Japantimes, các nhà khoa học Mỹ vừa tạo ra bản đồ 3D của virus Corona chủng mới. Đây là một bước rất quan trọng để bào chế vắc xin và điều trị COVID-19. 

  Bước đột phá của các nhà khoa học Mỹ về việc bào chế vắc xin phòng chống COVID-19

Bước đột phá của các nhà khoa học Mỹ về việc bào chế vắc xin phòng chống COVID-19

Một nhóm các nhà khoa học từ trường Đại học Texas ở Austin và Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ tuyên bố dựng thành công mô hình 3D đầu tiên về cấu trúc nguyên tử của virus Corona chủng mới trên Tạp chí Science vào ngày 19/2.

Mô hình này có liên quan tới bộ phận trong virus có nhiệm vụ kết nối với tế bào người và truyền nhiễm bệnh. Đây được đánh giá là một bước đi quan trọng, có tính đột phá trong việc phát triển vắc-xin và các phương pháp điều trị virus COVID-19.

Đội ngũ nhà khoa học Mỹ đã thực hiện việc nghiên cứu với bộ mã di truyền của COVID-19 do Trung Quốc cung cấp. Họ dùng bộ mã này để phát triển một phần quan trọng của virus mang tên “protein gai” (spike protein).

Các nhà khoa học Mỹ có bước đột phá trong nghiên cứu điều trị COVID-19 1

Giáo sư đại học Texas Jason McLellan - người đứng đầu nghiên cứu-  cho hay, mục đích của đội ngũ nhà khoa học hiện tại là tìm cách đưa protein sợi COVID-19 vào cơ thể người để giúp sinh ra kháng thể. Khi đó, dù virus corona thực sự tấn công, hệ miễn dịch của con người đã sẵn sàng chống lại mầm bệnh.

Jason McLellan tiết lộ ông và các cộng sự đã dành nhiều năm để nghiên cứu về các chủng virus Corona khác nhau, trong đó có virus gây Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) giúp họ phát triển được phương pháp kỹ thuật để giữ tế bào sợi ổn định. 

Theo công bố, mô hình protein sợi mà nhóm các nhà khoa học công bố hiện đang được thử nghiệm bởi Viện Y tế Quốc gia Mỹ và có thể trở thành một phần trong vắc-xin chống lại virus corona chủng mới. Các nhà khoa học Mỹ cũng sẽ gửi mô hình 3D này tới các nhà khoa học khác trên thế giới để hỗ trợ quá trình nghiên cứu toàn cầu.

Công nghệ kính hiển vi điện tử nghiệm lạnh sử dụng các tia điện tử để kiểm tra cấu trúc nguyên tử của phân tử đã được đông lạnh để giúp bảo quản chúng. 

Được biết, 3 nhà khoa học Jacques Dubochet, Joachim Frank và Richard Henderson phát minh ra phương pháp này đã đạt giải Nobel về hóa học năm 2017. 

Minh Trần/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO