Báo Điện tử Gia đình Mới

TP. HCM: Bệnh sởi gia tăng, chuyên gia y tế mách cách phòng chống Sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra, có thể dẫn đến tử vong hoặc biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não, viêm kết mạc mắt dẫn đến mù lòa.

  Bố mẹ nên đưa con đi tiêm phòng sởi khi con nhỏ.

Bố mẹ nên đưa con đi tiêm phòng sởi khi con nhỏ.

Ngày 26/12, Sở Y tế TP.HCM cho biết, bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng xảy ra trên địa bàn đang có xu hướng giảm thế nhưng bệnh sởi lại có dấu hiệu gia tăng trong những ngày cuối năm 2019.    

Tổng số ca bệnh sởi nội trú và ngoại trú tính từ ngày 16/11 đến ngày 15/12 là 169 ca, tăng 21% so với tháng trước. Tính từ đầu năm 2019 đến ngày 15/12, thành phố có 6.673 ca sởi, tăng 5.459 ca so với cùng kỳ năm 2018. 

Sởi là căn bệnh lây lan rất nguy hiểm vì thế các bậc phụ huynh chú ý phòng tránh cho trẻ. Bộ Y tế hướng dẫn người dân chủ động phòng bệnh: 

1. Hãy đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi 2 vắc xin phối hợp sởi – rubella khi trẻ đủ 18 – 23 tháng tuổi trong Tiêm chủng mở rộng và trẻ từ 1-5 tuổi tiêm bổ sung trong chiến dịch.

2. Trẻ lơn hơn 5 tuổi, người lớn và phụ nữ trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng cũng cần chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh sởi (có thể tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh sởi – quai bị - rubella) tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ để phòng bệnh cho chính bản thân và góp phần ngăn chặn vi rút sởi lây lan trong cộng đồng.

3. Thường xuyên vệ sinh cá nhân (mũi, họng, mắt, bàn tay) hàng ngày cho trẻ và người lớn.

4. Nơi ở phải được thông thoáng, lưu thông không khí như mùa đông thỉnh thoảng phải mở cửa sổ thay không khí, cho ánh nắng mặt trời chiếu vào, bật quạt để thông thoáng khí; dùng đèn xông tinh dầu ...

5. Khi phát hiện trường hợp có triệu chứng như sốt, phát ban, chảy nước mũi,... gia đình phải đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị, cách ly kịp thời và thông báo ngay cho Trạm y tế xã, phường biết.

6. Hạn chế tiếp xúc với các trường hợp mắc/nghi mắc bệnh. Khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh sởi.

7. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, cốc, chén, bát, đũa..), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng của người mắc bệnh. Làm sạch vật dụng cá nhân, đồ chơi, đồ vật nghi bị ô nhiễm chất tiết mũi họng của người mắc bệnh bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.

8. Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày.

9. Hạn chế tập trung nơi đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít thông khí, ở khu vực ổ dịch...

10. Ăn uống đầy đủ chất, dinh dưỡng hợp lý.

Xem thêm clip: Bệnh sởi là gì? Bệnh sởi bao lâu thì khỏi?

V.Linh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO