Chán cơm ăn bún đổi bữa nhưng có 4 đối tượng không nên ăn bún kẻo có hại cho sức khỏe

Bình luận

Bún là món ăn ưa thích của nhiều người, chán cơm ăn bún đổi bữa nhưng có 4 đối tượng không nên ăn bún kẻo có hại cho sức khỏe.

Bún là một món ăn dân dã ưa thích của nhiều người, nhưng với những người sau đừng nên ăn bún.

  Chán cơm ăn bún đổi bữa nhưng có 4 đối tượng không nên ăn bún kẻo có hại cho sức khỏe

Chán cơm ăn bún đổi bữa nhưng có 4 đối tượng không nên ăn bún kẻo có hại cho sức khỏe

1. Phụ nữ đang mang thai ăn bún không tốt

Bún không phải là thực phẩm độc hại nhưng để để tạo độ giòn, dai, không bết dính cho bún, người thợ làm bún thường cho thêm hàn the trong quá trình sản xuất.

Do đó, ăn bún có hàn the tích lũy trong cơ thể qua nhiều gây ra ngộ độc tiêu hóa như nôn mửa, đau bụng tiêu chảy...

Hàn the cực kì nguy hiểm đối với thai nhi. Bởi hầu hết đều là loại hàn the công nghiệp, lẫn rất nhiều tạp chất độc hại có thể phá vỡ quá trình phát triển của em bé.

Nên mẹ bầu nhớ đừng đụng vào bún nhé.

2. Người bị ốm, sốt

Người bị ốm hay sốt cũng không được ăn bún. Bởi khi cơ thể đang yếu, ăn bún vào rất dễ bị lạnh bụng, khó tiêu đi ngoài. Người bị ốm, sốt nên ăn những món ăn nhẹ nhàng như cháo đỗ xanh, cháo thịt, hoặc soup để giảm gánh nặng cho đường tiêu hoá.

3. Người bị dạ dày, đại tràng không nên ăn bún

Bún là một trong những loại thức ăn mà người bị có bệnh đường tiêu hóa phải kiêng khem. Nguyên do là vì bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi làm khoảng 1 ngày để bột nở ra. 

Trong thời gian này sẽ xảy ra quá trình lên men của tinh bột, vì thế khi ăn người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hại cho dạ dày. Do vậy, những người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng không nên ăn bún.

4. Trẻ nhỏ cũng không nên ăn bún

Bún, mì là món ăn nhanh, dễ chế biến nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, người sản xuất bún thường cho hóa chất trong quá trình chế biến.

Nếu trẻ nhỏ thường xuyên ăn bún sẽ ảnh hưởng tới đường tiêu hóa chưa hoàn thiện . Vì vậy, tốt nhất không nên cho trẻ ăn bún quá sớm, hoặc hạn chế món này với trẻ.

Chán cơm ăn bún đổi bữa nhưng có 4 đối tượng không nên ăn bún kẻo có hại cho sức khỏe 1

Cách chọn bún sạch, không hóa chất

Bún sạch được làm từ gạo nguyên chất có màu trắng đục, thậm chí rất đục như màu cơm. Còn bún được tẩy trắng bằng hóa chất sẽ có màu trắng sáng, óng.

Khi mua bún, người tiêu dùng nên dùng đèn cực tím như đèn soi tiền chiếu vào, nếu thấy bún phát sáng thì có nhiễm chất Tinopal.

Bên cạnh đấy, bún được cho hàn the thường giòn, dai, trong khi bún sạch sẽ dễ bị nát, đứt gãy khi sờ vào. Vì vậy, khi đi mua bún, ngoài việc chú ý màu sắc, người tiêu dùng nên dùng tay sờ thử để xem bún có dễ nát, đứt gãy và cảm giác hơi dính hay không. Nếu có những dấu hiệu này thì đó là bún sạch.

Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có thể dùng que thử hoặc dùng bột nghệ cho vào, nếu thấy bún chuyển sang màu xám thì trong đó có chứa hàn the.

Nên mua bún ở cửa hàng có uy tín, nếu là sản phẩm đóng gói sẵn thì nên chọn hãng có uy tín, xuất xứ rõ ràng.

Bạn đang xem bài viết Chán cơm ăn bún đổi bữa nhưng có 4 đối tượng không nên ăn bún kẻo có hại cho sức khỏe tại chuyên mục Dinh Dưỡng của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].
Khang Nhi