Báo Điện tử Gia đình Mới

Đâu phải vì yếu mềm, người ta mới lựa chọn làm người lương thiện...

Cuộc sống vốn dĩ là một chuỗi những sự chọn lựa mà dù muốn hay không, ta vẫn phải cố vượt qua để tồn tại. Thiện lương chính là điều mà Đức Phật muốn gửi gắm chúng ta.

Cổ nhân có câu "Nhân chi sơ, tính bản thiện", có nghĩa là mọi con người khi mới được sinh ra đều mang trong mình bản tính thiện lương như nhau.

Tuy nhiên, dưới sự tác động từ bên ngoài, có những người sẽ kiên trung làm một người tốt, hoặc cũng có những người sẽ bị dòng đời xô đẩy tới mức biến thành kẻ xấu.

Việc làm người tốt hay kẻ xấu đều là do suy nghĩ và hành động của mỗi người quyết định. Nếu không muốn, hoặc vì một số lý do nào đó mà không thể trở thành người tốt, người ta hoàn toàn có thể biến thành một kẻ xấu.

Thế nhưng, trước khi chuẩn bị biến chất, xin đừng quên trên đời này còn có "luật nhân quả". Hãy cứ reo rắc điều ác, nếu như không sợ bị báo ứng.

 "Nhân chi sơ, tính bản thiện". Đừng nghĩ lương thiện có nghĩa là yếu mềm hay khờ khạo, bởi vì nó chỉ là bản tính nguyên sơ của mỗi con người. Vậy tại sao ta lại không lựa chọn làm một người lương thiện, để được sống đúng với bản tính sẵn có của mình?

  Đâu phải vì yếu mềm, người ta mới lựa chọn làm người lương thiện?

Đâu phải vì yếu mềm, người ta mới lựa chọn làm người lương thiện?

Đừng nghĩ nhường nhịn có nghĩa là ta đang bị thụt lùi, bởi vì đó là khi ta hiểu ra đạo lý "một điều nhịn, chín điều lành". Nếu như nhịn một chút mà sóng yên biển lặng, lùi một chút mà biển rộng trời cao, thì hà cớ gì ta lại cứ phải cố sống cố chết tranh đấu với đời?

Đừng nghĩ tha thứ có nghĩa là nhu nhược, bởi vì đó là một đức tính tốt đẹp cần được phát huy. Ta bỏ qua mọi lỗi lầm cho người khác không phải vì lập trường của ta không vững vàng, mà là khi đó ta đã nghĩ thông suốt, ta biết không nên dồn mọi việc vào bước đường cùng, không có lối thoát.

Đâu phải vì yếu mềm, người ta mới lựa chọn làm người lương thiện? Đừng nghĩ khờ khạo có nghĩa là ngốc nghếch, bởi có đôi khi, thông minh khôn lỏi quá cũng là một cái tội.

Ta sẽ được gì khi cứ suốt ngày đi so đo, tính toán từng li từng tí một? Ta sẽ ra sao khi phải đối diện với những hiểu lầm, những nỗi oan ức trong cuộc sống? Có những lúc, cứ lặng lẽ mỉm cười cho qua, cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Đừng nghĩ thật thà thường thua thiệt, bởi vì những lời dối trá sẽ chẳng bao giờ bền vững.

Ta hoàn toàn có thể nói những lời hoa mỹ, trái với lương tâm để đối phó với tình huống trước mắt, nhưng ta biết "thuốc đắng giã tật", thế nên ta sẽ lựa chọn thẳng thắn, nói lời chân thành, để giải quyết tận gốc mọi vấn đề và phòng tránh hậu họa về sau.

Đừng nghĩ rằng nặng tình có nghĩa là quỵ lụy, bởi vì chẳng ai có thể sống hạnh phúc với những thứ tình cảm hời hợt. Ta là người sống biết trước biết sau, thế nên chẳng có lý do gì để ta vứt bỏ những ký ức đẹp đẽ, những mối ân tình mà ta đã được trao.

Lương thiện là bản tính vốn có trong mỗi con người, giữ gìn hay đánh mất nó là do sự lựa chọn của mỗi người. Đừng hỏi "Ai cho ta lương thiện?", mà hãy nghĩ cách tự biến mình thành người lương thiện, hoặc ít ra là giữ vững sự lương thiện vốn có. Bởi vì bản tính sẽ quyết định thái độ, mà thái độ sẽ giúp ta thay đổi cuộc đời.

Nguyên Phong

Tin liên quan

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO