Báo Điện tử Gia đình Mới

9 cụm từ người thông minh không bao giờ dùng trong hội thoại

Những lời chúng ta nói có thể khiến người nghe hiểu theo nghĩa khác với những gì ta tưởng. Một câu bình luận bâng quơ có thể đẫn đến cảm xúc tồi tệ đối với người nghe.

  9 cụm từ người thông minh không bao giờ dùng trong hội thoại

9 cụm từ người thông minh không bao giờ dùng trong hội thoại

Để tránh tình trạng này, có một số cụm từ mà những người thông minh, có EQ cao sẽ tránh dùng trong các cuộc hội thoại thường ngày. Dưới đây là 9 cụm từ mà bạn nên tránh bằng mọi giá.

1. Trông bạn có vẻ mệt mỏi

Người mệt mỏi thường có vẻ lôi thôi - mắt lờ đờ mệt mỏi, tóc rối bời, thiếu tập trung, dễ nổi nóng và hay kêu ca.

Nếu bạn nói ai đó trông có vẻ mệt mỏi thì nó ngụ ý tất cả những điều trên, thậm chí hơn thế nữa.

Thay vào đó, hãy nói: "Mọi chuyện vẫn ổn chứ?"

Mọi người thường hỏi ai đó có mệt không vì muốn giúp đỡ (muốn biết người đó có ổn và cần giúp gì không).

Vậy thì thay vì áp đặt ai đó ra sao, hãy chỉ hỏi thôi, để người ta cởi mở chia sẻ với bạn. Như vậy người ta sẽ cảm thấy bạn đang quan tâm chứ không phải xúc phạm.

2. Ồ, anh phải giảm được khối kg rồi đấy nhỉ!

Một lời nhận xét có ý tốt - trường hợp này là lời khen - nhưng có thể gây cảm giác bạn đang phán xét. Lời nói này như có ý người đó đã từng trông rất béo, không hấp dẫn.

Thay vào đó, hãy nói: "Trông bạn tuyệt quá". Thay vì so sánh người đó ở thời điểm hiện tại với quá khứ, hãy chỉ dành cho họ lời khen là đủ.

3. Bạn quá tốt so với cô ta/anh ta

Khi ai đó chấm dứt một tình cảm, lời bình luận này nghe như có ý nói rằng anh ta không có mắt nhìn người và đã lựa chọn sai lầm ngay từ ban đầu.

Thay vào đó, hãy nói: "Cô ta/anh ta đã để mất bạn". Lời nói này vẫn có ý động viên tích cực mà không ẩn ý chỉ trích người nghe.

4. Bạn lúc nào cũng.../ Bạn chẳng bao giờ...

Không có ai lúc nào cũng làm gì hoặc chẳng bao giờ làm điều gì. Không có ai cứng nhắc, dập khuôn đến vậy, nên bạn đừng cố áp đặt người khác như thế. Cụm từ này sẽ khiến họ khó chịu và không muốn trò chuyện cùng bạn.

Thay vào đó, đơn giản hãy chỉ ra điều người khác làm khiến bạn khó chịu. Hãy nói theo sự thật, đừng phóng đại. Bạn có thể nói: "Hình như bạn hay làm điều này", nhưng đừng khẳng định "Bạn lúc nào cũng..."

9 cụm từ người thông minh không bao giờ dùng trong hội thoại 1

5. Bạn trông rất tuyệt so với tuổi của bạn

Đây là một cách so sánh thô lỗ, thậm chí có vẻ hạ thấp người nghe. Ví dụ, chẳng ai muốn so sánh là cường tráng với những người đã ở tuổi gần đất xa trời. Đơn giản là họ chỉ muốn khỏe mạnh mà thôi.

Thay vào đó, hãy nói: "Bạn trông rất tuyệt". Một lời khen chân thành không cần thêm bất kỳ sự so sánh nào.

6. Như trước đó tôi đã nói...

Con người là sinh vật hay quên. Cụm từ này khiến người nghe cảm thấy như bạn sẽ bị xúc phạm nếu phải nhắc lại những gì mình đã nói, và điều này thật sự làm khó người nghe.

Thay vào đó, khi định trình bày lại điều gì, hãy thử nói một cách rõ ràng và thú vị hơn. Điều đó sẽ giúp mọi người nhớ những lời bạn nói.

7. Chúc may mắn

Đây là một câu nói hời hợt, nó như ngụ ý rằng người ta cần sự may mắn để thành công.

Thay vào đó, hãy nói: "Tôi biết bạn có đủ khả năng (để thành công)." 

Câu nói này sẽ tốt hơn lời chúc may mắn, bởi nó có ý rằng người đó có những kỹ năng cần thiết để đạt thành công, và giúp người nghe tự tin hơn nhiều. Bạn sẽ trở nên khác biệt so với những người chỉ đơn giản nói chúc may mắn.

8. Tùy bạn/ Bạn muốn sao cũng được

Có thể bạn không hào hứng với câu hỏi, nhưng ý kiến của bạn lại quan trọng với người đang hỏi (nếu không người ta đã không hỏi bạn).

Do đó, hãy nói: "Tôi không có ý kiến gì nhiều, nhưng bạn có thể cân nhắc một vài điều như..." Khi bạn đưa ra quan điểm (dù không lựa chọn về phía nào), thì nó cũng cho thấy bạn quan tâm đến người hỏi.

9. Ít nhất thì tôi chưa từng...

Đây là cách hướng sự chú ý của mọi người từ sai lầm của bạn sang sai lầm của một người khác từ trước hoặc không liên quan (mà đáng ra bạn phải bỏ qua từ lâu).

Thay vào đó, hãy nói: "Tôi xin lỗi". Nhận lỗi là cách tốt nhất để cuộc thảo luận diễn ra một cách bình tĩnh, có lý lẽ hơn để mọi người cùng có thể giải quyết vấn đề. Thừa nhận sai lầm cũng là cách để tránh xung đột leo thang.

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO