Báo Điện tử Gia đình Mới

Làm thế nào để học giỏi cho dù bạn không thông minh

Người ta thường hay nghĩ rằng học sinh giỏi là người sinh ra đã thông minh, và cho dù thế nào thì họ vẫn học giỏi.

Họa sĩ: iconicbestiary& macrovector / Freepik

Họa sĩ: iconicbestiary& macrovector / Freepik

Nhưng thực tế người học giỏi không phải là vì họ thông minh hơn học sinh khác, mà là họ có kỷ luật, tập trung và xây dựng thói quen để thành công.

Vì vậy cho dù bạn cảm thấy mình không phải một học sinh thông minh thì cũng đừng lo lắng.

Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn làm thế nào để học giỏi và thành công ở trường cho dù bạn nghĩ rằng mình không phải một học sinh có tố chất tốt.

1. Học theo hệ thống chứ không dựa vào động lực

Học sinh giỏi không đợi đến khi thấy mình có cảm hứng học tập mới bắt đầu ngồi học.

Họ cũng không đời đến khi nào mình thấy có động lực mới bắt đầu ôn tập cho bài kiểm tra.

Thay vào đó, học sinh giỏi học dựa theo hệ thống để đảm bảo mình luôn hoàn thành nhiệm vụ dù lúc đó có không thích học .

Hãy đọc hết bài viết để tìm hiểu những hệ thống đó là gì.

2. Ôn lại mọi kiến thức mới học ngay trong ngày

Ôn tập hàng ngày sẽ không mất nhiều thời gian, nhưng lại là bước rất quan trọng để đảm bảo bạn luôn bao quát hết các tài liệu học.

Việc này cũng giúp bạn chuyển kiến thức sang trí nhớ dài hạn nhanh hơn.

on lai kien thuc moi hoc

3. Viết lại mọi thứ

Để học tập hiệu quả, hãy ghi chép lại mọi thứ.

Bao gồm bài tập về nhà cần hoàn thành, thời gian sắp có bài kiểm tra, các hạn chót, các cuộc thi, các sự kiện trong trường học hay trong gia đình.

Đừng bắt bản thân phải nhớ hết mọi thứ đó. Tốt nhất bạn nên ghi chép và sắp xếp một cách có tổ chức.

Điều ngay mới nghe có vẻ hơi quá, nhưng bạn càng lớn thì cuộc sống càng bận rộn. Mẹo này sẽ hữu ích với bạn mãi về sau.

4. Lên lịch trình hàng tuần

Bạn không thể hoàn toàn chính xách theo một lịch trình nhưng lên lịch công việc vẫn rất có ích.

Hãy lên lịch trình các cuộc hẹn, các hoạt động của trường lớp, của gia đình trong tuần.

Phân chia thời gian cho việc làm bài tập vệ nhà và học bài.

Ví dụ bạn có thể sắp xếp thời gian học như sau:

  • Thứ 2, 4, 6: 19h-21h30
  • Thứ 3, 5: 16h-19h
  • Thứ 7, Chủ Nhật: 14h-17h
5. Loại bỏ mọi thứ gây phân tâm trước khi chúng gây phân tâm
Để điện thoại ở chế độ máy bay để bạn có thể tập trung hơn

Để điện thoại ở chế độ máy bay để bạn có thể tập trung hơn

Chứng ngại lớn nhất cản trở thành công và việc học là sự xao nhãng.f

Để loại bỏ các yếu tố này, bạn không thể chỉ dựa vào ý chí chủ quan. 

Sau đây là một số giải pháp:

  • Tắt điện thoại hoặc đặt chế độ máy bay
  • Gỡ những app làm bạn phân tâm
  • Để điện thoại nơi khác trước khi bắt đầu học
  • Đặt mật khẩu mở khóa điện thoại thật dài
  • Giới hạn truy cập Internet
  • Tìm một người bạn tin cậy giám sát bạn

6. Ngồi học đúng tư thế

Tư thế đúng sẽ cải thiện tâm trạng của bạn, tránh cong vẹo cột sống, đồng thời tăng cường trí nhớ và khả năng học tập.

Do đó, hãy ngồi thẳng, không xô người về trước, không tì ngực vào cạnh bàn, như vậy giờ học trong lớp sẽ hiệu quả hơn.

7. Không làm nhiều việc cùng lúc

Khi bạn làm nhiều việc cùng lúc, thực chất bạn chỉ là đang chuyển đổi liên tục từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác. Điều đó sẽ làm giảm hiệu quả học tập.

Vậy nên tuyệt đối đừng đa tác vụ khi học hay làm bài. Thay vào đó, hãy tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất ở một thời điểm, bạn sẽ thấy mình làm được nhiều việc hơn trong thời gian ngắn hơn.

8. Tin rằng trí thông minh không phải thứ bất biến

Nghiên cứu cho thấy học sinh nào tin rằng mình có thể thông minh hơn sẽ thực sự thông minh hơn.

Niềm tin là sức mạnh.

Trí thông minh là thứ bạn có thể phát triển theo thời gian.

Đừng tự dán nhãn bản thân là "kẻ ngốc" hay "không sinh ra để học"; vì phải có tư tưởng đúng đắn thì bạn mới có thể trở nên thông minh hơn.

9. Học theo khoảng thời gian ngắn

Phần lớn học sinh không thể duy trì sự tập trung cao độ nếu học liên tục lâu hơn 45 phút.

Vậy nên bạn chỉ nên học từ 30-45 phút rồi hãy nghỉ giải lao 5-10 phút.

Học theo những khoảng thời gian ngắn sẽ hiệu quả hơn cho phần lớn học sinh, thay vì cố gắng tập trung liền 2 tiếng đồng hồ.

10. Tập luyện thường xuyên

Tập luyện thường xuyên giúp bạn ghi nhớ thông tin tốt hơn, tăng cường tập trung và giúp bạn sáng tạo hơn.

Chưa kể đến việc tập luyện còn mang lại các lợi ích sức khỏe cho bạn.

Hãy tập luyện 3-4 lần/tuần, mỗi lần ít nhất 20-30 phút. Cuộc sống của bạn sẽ hiệu quả hơn, trong đó có việc học tập.

(còn tiếp)

Theo Daniel Wong

Daniel Wong là tác giả cuốn sách "The Happy Student: 5 Steps to Academic Fulfillment and Success".

Anh đã nhận được học bổng toàn phần ở Đại học Duke, một trong những trường đại học hàng đầu thế giới.

Anh tốt nghiệp hai chuyên ngành năm 2011 tại đại học Duke với tấm bằng xuất sắc, điểm trung bình 3.98/4.0.

Trong sự nghiệp học tập, anh chưa bao giờ đạt điểm thấp hơn A ở các kỳ thi chuyên.

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO