Báo Điện tử Gia đình Mới

Mưa đá là gì? Xuất hiện khi nào, ở đâu, vào mùa nào của Việt Nam

Mưa đá là hiện tượng quen thuộc với chúng ta dù không xuất hiện thường xuyên. Vậy mưa đá là gì? Xuất hiện khi nào, ở đâu, vào mùa nào của Việt Nam? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mưa đá là gì

Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt, cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau, nguyên nhân do sự đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước mỗi viên đá dao động từ 5mm tới vài cm.

Viên đá có hình cầu hoặc hình nón, không cân đối. Mưa đá không xuất hiện đơn lẻ mà cùng với mưa rào, kéo dài khoảng 5-10 phút, lâu nhất cũng chỉ khoảng 20-30 phút.

Mưa đá là gì? Xuất hiện khi nào, ở đâu, vào mùa nào của Việt Nam 0

Mưa đá thường xảy ra vào mùa nóng

Mưa đá xuất hiện ở đâu?

Mưa đá là hiện tượng thời tiết bất thường, cực đoan nên mưa đá thường xảy ra chủ yếu ở vùng núi hay các khu vực giáp biển, vùng bán sơn địa, hiếm khi xảy ra ở đồng bằng.

Đặc biệt, ở các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam là những nơi thường xuyên phải hứng chịu những cơn mưa đá, nhiều nhất là vào từ tháng 3 đến tháng 5, nguyên nhân chính là do sự thay đổi đột ngột của thời tiết khi các đợt gió mùa tràn về mạnh.

Do sự thay đổi bất thường của khí hậu, những năm gần đây, mưa đá thường xuất hiện nhiều với cường độ mạnh, thời gian mưa lâu hơn.

Mưa đá xuất hiện khi nào?

Vào mùa nóng, hàm lượng hơi nước trong không khí rất cao, mưa đá hình thành khi các dòng không khí lên xuống mãnh liệt, hay còn gọi là đối lưu. Thời gian chuyển tiếp giữa mùa lạnh sang mùa nóng (tháng 3, 4, 5) hoặc giữa mùa nóng sang mùa lạnh (tháng 9, 10, 11) là hai thời điểm mưa đá dễ xuất hiện.

Mưa đá là gì? Xuất hiện khi nào, ở đâu, vào mùa nào của Việt Nam 1

Cơ chế hình thành mưa đá (Ảnh Pinterest)

Tại tầng khí quyển cao, nhiệt độ của những đám mây khi này là -20 độ C và hơi nước bốc lên từ tầng thấp sẽ đóng băng, khi  khối lượng tăng, chúng sẽ nặng dần tới một trọng lượng nhất định và rơi xuống.

Về bản chất, trong thời gian rơi xuống, khối đá nặng này đã tan chảy thành mưa, nhưng trên đường rơi chúng sẽ gặp điều kiện có 1 lớp không khí lạnh xen giữa nên các giọt nước mưa lại ngưng tụ trở lại thành từng cục.

Đồng thời, phần hơi nước bốc lên từ dưới sẽ đông lại khi gặp không khí lạnh tích góp làm viên đá to dần, khi đủ nặng, chúng sẽ rơi xuống thành mưa đá.

Mưa đá thường xảy ra khi lớp không khí này cách mặt đất chừng 1200m, nếu vượt qua độ cao này thì sẽ xảy ra hiện tượng tuyết rơi, và sẽ có mưa băng nếu lớp không khí ở dưới độ cao này.

Mưa đá xảy ra vào mùa nào?

Mưa đá xảy ra vào mùa hè chỉ khi trời nóng, hoặc thời điểm giao mùa giữa mùa nóng sang mùa lạnh hoặc từ mùa lạnh sang mùa nóng.

Chúng ta sẽ không bao giờ thấy mưa đá xuất hiện vào mùa đông, dù trời có giá rét đến mấy. Nguyên nhân là do vào mùa đông, sự chênh lệch nhiệt độ không nhiều như mùa nóng.

Mùa đông nhiệt độ tầng thấp và tầng cao không lệch nhiều, còn mùa hè, dưới đất nhiệt độ có thể lên tới hơn 30 gần 40 độ C, nhưng càng lên cao lại càng lạnh, nhiệt độ càng giảm dần. Sự thay đổi nhiệt độ giữa các tầng chính là một trong những tác nhân gây ra mưa đá.

Thạch Thảo/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO