Báo Điện tử Gia đình Mới

Người bị bệnh Parkinson cần làm gì để phòng bệnh trong mùa dịch COVID-19?

Người bệnh Parkinson nếu mắc COVID-19 thì bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn, gặp khó khăn trong quá trình điều trị. Vậy người bệnh Parkinson cần làm gì để phòng bệnh trong mùa dịch COVID-19?

Người bệnh Parkinson nếu mắc COVID-19 nguy hiểm thế nào?

TS.BS Trần Ngọc Tài - Phó Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM cho biết: Nếu người bệnh Parkinson nhiễm COVID-19 thì các triệu chứng bệnh Parkinson càng trở nặng nhanh.

Các triệu chứng vận động và không vận động của bệnh Parkinson có thể trở nên trầm trọng hơn bởi bất kỳ bệnh nội khoa nào, bao gồm cả bệnh về đường hô hấp do virus.

  Người bệnh Parkinson nếu mắc COVID-19 thì bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn, khó điều trị hơn. Ảnh minh họa

Người bệnh Parkinson nếu mắc COVID-19 thì bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn, khó điều trị hơn. Ảnh minh họa

Điều này có nghĩa là ngoài các triệu chứng về đường hô hấp của virus, những người bệnh Parkinson có thể cảm thấy họ chậm và đơ cứng hơn bình thường và thuốc đang uống dường như kém tác dụng.

Ngoài ra, người bệnh Parkinson thường có bệnh phổi hạn chế, tức là phổi kém dãn nở hơn. Phổi kém dãn nở ở bệnh Parkinson là vì cơ của thành ngực đơ cứng hơn cũng như sự chậm vận động của các cơ chịu trách nhiệm dãn nở của thành ngực.

Người bệnh Parkinson cũng có thể có những bất thường tư thế như khom lưng hoặc nghiêng người. Những tư thế này có thể hạn chế thể tích phổi. Bệnh Parkinson cũng có thể khiến người bệnh bị rối loạn chức năng nuốt và khó tống xuất dịch tiết ra từ đường thở.

Những vấn đề này có thể góp phần làm tăng các biến chứng khi bị nhiễm COVID-19. Chính vì vậy người bệnh Parkinson luôn được khuyên bảo vệ bản thân khỏi mọi sự lây nhiễm càng nhiều càng tốt.

Người bệnh Parkinson cần làm gì để phòng COVID-19?

Để phòng COVID-19, người bệnh cần tuân thủ triệt để các khuyến cáo của Bộ Y tế trong phòng tránh dịch COVID-19.

Tuân thủ phòng bệnh nhưng cũng không nên lo lắng thái quá. Bởi nếu người bệnh lo lắng quá mức sẽ dẫn đến stress và làm cho triệu chứng bệnh Parkinson nặng lên.

Bên cạnh việc tuân thủ phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị, duy trì tập luyện thể dục đếu đặn hàng ngày, dinh dưỡng đầy đủ, tiếp tục thực hiện các thói quen hàng ngày tại nhà, giữ liên lạc với người thân thông qua điện thoại, mạng xã hội, tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh và các khuyến cáo phòng chống dịch qua các nguồn tin chính thống của các cơ quan y tế.

  Trong mùa dịch COVID-19, người bệnh Parkinson chỉ nên đến bệnh viện thăm khám khi có triệu chứng nặng, bất thường. Ảnh minh họa

Trong mùa dịch COVID-19, người bệnh Parkinson chỉ nên đến bệnh viện thăm khám khi có triệu chứng nặng, bất thường. Ảnh minh họa

Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, người bệnh Parkinson không nên vào bệnh viện tái khám vì bệnh viện là nơi có nguy cơ lây nhiễm cao.

Nếu bệnh ổn định, người bệnh nên tiếp tục uống thuốc theo toa cũ. Trong trường hợp cần, người bệnh có thể liên hệ với bác sĩ điều trị để khám bệnh từ xa tạm thời.

Trong trường hợp triệu chứng quá nặng hoặc có những bệnh cấp tính khác thì hãy đến bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. 

Bệnh Parkinson là một trong những bệnh về thần kinh, thường xảy ra khi nhóm tế bào trong não bị thoái hóa, không thể kiểm soát được vận động của cơ bắp, khiến cho con người đi lại khó khăn, cử động chân chạp, chân tay bị run cứng. Khi bệnh tiến triển có thể ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh, làm thiếu hụt dopamine.

Hiện vẫn chưa có một phương pháp để có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh nhân bị mắc bệnh Parkinson mà chỉ có những biện pháp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, trì hoãn tiến trình tiến triển của bệnh.

Người bị Parkinson có một số biểu hiện, dấu hiệu như:

Tính cách thay đổi: Do bộ não thường chịu trách nhiệm về suy nghĩ, hành động, nhìn nhận và phản ứng với tình huống, nên bất kỳ thay đổi nào trong tính cách cũng là nguyên nhân sớm của bệnh Parkinson.

Phối hợp các hoạt động chậm chạp: đây là một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất của bệnh Parkinson khi mới ở giai đoạn đầu. Với các biểu hiện như: bất kỳ thay đổi tư thế như quay đầu, quay người, cài khuy, buộc dây giày... được làm với tốc độ chậm, không rõ ràng.

Giảm cảm giác về mùi: ở giai đoạn đầu, bệnh Parkinson thường ảnh hưởng đến khứu giác của con người, làm cho bệnh nhân không có khả năng phân biết mùi của thực phẩm, tình trạng này ngày càng nặng nếu không được chũa trị kịp thời.

Các vấn đề về đường ruột: với các dấu hiệu như táo bón hoặc các vấn đề về tiêu hóa phổ biến, đặc biệt với người lớn tuổi.

Đau vai: bệnh đau vai kéo dài, kể cả khi có sự can thiệp của y tế như dùng thuốc mà không thuyên giảm là một trong những dấu hiệu của bệnh Parkinson.

Mệt mỏi: Biểu hiện mệt mỏi thường xuyên kèm với một trong những dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson sẽ là nguy cơ cao của.

Có một số thay đổi trong những thói quen sinh hoạt hàng ngày như: thay đổi chữ viết, giọng nói, tính khí thất thường.

Một số biểu hiện bệnh dễ dàng gặp phải như: run nhẹ khi bệnh đã tiến triển, gặp vấn đề khi di chuyển, rối loạn giấc ngủ, liệt cơ mặt, ngất xỉu, mất sự cân bằng.

An An/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO