Những loại cây cỏ người Việt “bỏ rơi” lại đắt như tôm tươi ở Nhật

Bình luận

Hệ thực vật phong phú do đặc điểm địa lý, thói quen sinh hoạt tại Việt Nam khiến nhiều loại cây có giá trị dinh dưỡng cao bị người Việt bỏ rơi nhưng lại đắt như tôm tươi ở Nhật.

Sự giao thương kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản khiến chúng ta giật mình nhận ra rằng nhiều loại cây có giá trị dinh dưỡng cao đang bị người Việt “bỏ rơi”, ít quan tâm thì lại được bán với giá vô cùng đắt đỏ ở Nhật.

Danh sách những loại cây giàu dinh dưỡng người Việt bỏ rơi lại đắt như tôm tươi ở Nhật gồm:

Lá tía tô

Những loại cây cỏ người Việt “bỏ rơi” lại đắt như tôm tươi ở Nhật 0

Ở Việt Nam, lá tía tô thường được dùng như rau gia vị, được cho thêm khi nấu một số món ăn. Nó được bán với giá 1-2.000 đồng/bó.Tuy nhiên, tại Nhật, lá tía tô được coi là 1 trong 7 loại gia vị thiết yếu, rất được coi trọng. Nó là nguyên liệu quan trọng nhất của món dưa muối phổ biến trong ẩm thực người Nhật (dưa mận umeboshi) và được dùng nhiều khi ăn sushi. Lá tía tô ngoài dùng tươi còn được sấy khô và bán trong siêu thị với giá khoảng 16 USD/gói, tương đương 363.000 đồng.

Cây bèo Tây

Những loại cây cỏ người Việt “bỏ rơi” lại đắt như tôm tươi ở Nhật 1

Ở Việt Nam, cây bèo Tây thường được dùng để làm thực phẩm chăn nuôi, hoặc làm đồ đan lát. Trong khi đó, người dân Nhật đang mua bèo tây về làm gỏi, chữa bệnh (đắp vết thương, mụn nhọt, giảm sưng tấy, chống viêm) hoặc lọc nước với giá 16.000đồng/cây nhỏ.

Cây tầm bóp

Những loại cây cỏ người Việt “bỏ rơi” lại đắt như tôm tươi ở Nhật 2

Cây tầm bóp là cây dại,mọc ở bụi cây, bụi cỏ hay cánh đồng của Việt Nam. Quả cây tầm bóp hầu như không được người Việt sử dụng. Tuy nhiên, quả tầm bóp lại được người Nhật ví như vàng vì họ tin loại quả này chứa nhiều chất bổ dưỡng, giúp chữa bệnh. Giá bán 1 kg tầm bóp ở bên Nhật là khoảng 700.000 đồng.

Bạn đang xem bài viết Những loại cây cỏ người Việt “bỏ rơi” lại đắt như tôm tươi ở Nhật tại chuyên mục Chỉ dẫn của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].
Hiền Thảo (tổng hợp)