Báo Điện tử Gia đình Mới

Văn khấn cúng rằm tháng Chạp đúng chuẩn phong tục

Tham khảo bài văn khấn cúng rằm tháng Chạp đúng chuẩn phong tục, gia chủ nào cũng nên tham khảo.

  Văn khấn cúng rằm tháng Chạp đúng chuẩn phong tục (Ảnh minh họa)

Văn khấn cúng rằm tháng Chạp đúng chuẩn phong tục (Ảnh minh họa)

Ngày rằm tháng Chạp là một trong 3 ngày lễ quan trọng trong tháng cuối cùng của năm. 

Vào ngày này, người lớn tuổi nhất hoặc là trưởng nam trong nhà sẽ tắm gội sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng rồi đứng lên thành tâm thực hiện lễ cúng.

Trong bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn bài văn khấn cúng rằm tháng Chạp cho thần thổ công, các vị thần và gia tiên.

Văn khấn cúng rằm tháng Chạp: Bài khấn cúng thổ công và các vị thần

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

- Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Đông Thần Quân

- Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

- Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

- Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là: ……………………………

Ngụ tại: ………………………………

Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Văn khấn cúng gia tiên ngày rằm tháng Chạp

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (chúng) con là: ……….........

Ngụ tại: ………………….................

Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ..... (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …......, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

  Vào ngày rằm tháng Chạp, con cháu thường biện mâm lễ mặn, ngọt để dâng cúng tổ tiên (Ảnh minh họa)

Vào ngày rằm tháng Chạp, con cháu thường biện mâm lễ mặn, ngọt để dâng cúng tổ tiên (Ảnh minh họa)

Rằm tháng Chạp cần kiêng gì, lưu ý gì để không phạm?

Là một trong 3 ngày lễ quan trọng diễn ra trong tháng Chạp thế nên vào ngày rằm tháng Chạp các gia đình thường sắm mâm lễ mặn, ngọt để cúng thần thánh, tổ tiên. 

Bên cạnh đó, vào ngày này, gia chủ cũng chú ý kiêng kỵ một số điều để mong cầu bình an cho gia đình.

Dưới đây là một số điều cần kiêng kỵ vào ngày rằm tháng Chạp:

- Không vay mượn

Người xưa quan niệm rằng, vào ngày rằm tháng Chạp các gia chủ không nên đi vay mượn bởi khoản nợ này có thể sẽ trở thành gánh nặng trong năm mới của gia đình. Hơn nữa, mang thêm một khoản nợ cũng có nghĩa là gánh thêm những chuyện không may, làm ăn dễ thua lỗ, cuộc sống gặp nhiều điều xui rủi.

- Không làm việc hại người

Dù là ngày rằm tháng chạp hay ngày thường thì cũng không nên làm việc xấu hại người mà cần nuôi dưỡng tâm hồn thiện đức.

Hãy tránh suy nghĩ muốn hại người bởi như thế dễ bị bề trên quở trách.

- Không gây gổ, cãi cọ, đánh nhau

Ngày lễ tết người ta thường kiêng không xảy ra xô xát, đánh cãi nhau. Bởi vào ngày làm lễ cúng thần phật, gia tiên mà con cháu lại đánh nhau, thiếu đoàn kết thì bề trên, tổ tiên cũng không hài lòng.

- Không làm vỡ bát đĩa

Người Việt từ bao đời kiêng không làm đổ vỡ bát đĩa, gương... Bởi người ta cho rằng, việc làm vỡ đồ đạc trong ngày lễ như thế này dễ ảnh hưởng đến tài vận, tình duyên. Đồng thời, đồ đạc vỡ cũng là điềm báo chuyện tình cảm rạn nứt, hao hụt.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

Thanh Hương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO