Báo Điện tử Gia đình Mới

Chuyện gia đình của bệnh nhân 91, phi công người Anh mắc COVID-19 nặng nhất ở Việt Nam

Khi còn tỉnh táo thời gian mới nhập viện, 91, phi công người Anh mắc COVID-19 chia sẻ với các bác sĩ là không có người thân. Đến nay vẫn đang xác định gia đình của bệnh nhân để tiến hành thủ tục y tế.

Không gia đình 

Bệnh nhân 91 là ca bệnh đầu tiên có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 tại ổ dịch bar Buddha (TP.HCM), kết quả được thông báo hôm 18/3. Bệnh nhân sốt cao liên tục từ khi nhập viện, suy hô hấp tăng dần, diễn tiến ngày càng xấu dù còn trẻ (43 tuổi).  

Khi điều trị tại BV Nhiệt đới TƯ TP. HCM, nam phi công cân nặng 100 kg, cao 1,81 m, chỉ số BMI hơn 30.

Đáng chú ý, vào giữa tháng 3, khi còn tỉnh táo thời gian mới nhập viện, bệnh nhân chia sẻ với các bác sĩ là không có người thân. 

Chuyện gia đình của bệnh nhân 91, phi công người Anh mắc COVID-19 nặng nhất ở Việt Nam 0

Bệnh viện báo cáo với Bộ Y tế, liên hệ Đại sứ quán Anh để tiến hành thủ tục thông báo cho gia đình. Tuy nhiên, đến nay chưa có người nhà bệnh nhân liên lạc với bệnh viện.

Vấn đề pháp lý đặt ra là nếu bệnh nhân ghép tạng, ai sẽ là người ký cam kết.  

Điều 61, Luật Khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam quy định "Mọi trường hợp phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa đều phải được sự đồng ý của người bệnh hoặc đại diện của người bệnh".

Trường hợp không thể hỏi ý kiến của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh và nếu không thực hiện phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định tiến hành phẫu thuật hoặc can thiệp ngoại khoa.


Bệnh nhân phi công người Anh: Ca bệnh nặng, điều trị phức tạp

Khi vào viện, bệnh nhân vẫn tỉnh táo, đi lại khỏe mạnh, không chịu ăn thức ăn Việt. Bệnh viện phải liên hệ nơi công tác của anh này - hãng hàng không Vietnam Airlines - hỗ trợ đặt thức ăn riêng.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, cho biết trong quá trình điều trị, hệ miễn dịch của bệnh nhân đã phản ứng quá mức khi bị nCoV tấn công. Cơ thể tiết ra nhiều chất cytokine chống lại chính cơ thể, gây ảnh hưởng các phủ tạng. Phổi bệnh nhân vừa bị tổn thương do nCoV, vừa do chính cơ thể tiết ra chất chống viêm làm ảnh hưởng.

Đến tối 22/5, bệnh nhân 91, phi công người Anh mắc COVID-19 đã được đưa từ bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đến bệnh viện Chợ Rẫy, với sự hỗ trợ của hệ thống máy ECMO, máy thở. Băng ca đẩy bệnh nhân di chuyển tới đâu, lối đi được khử khuẩn ngay tới đó.

Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân 91, êkip phụ trách điều trị của Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiến hành hội chẩn và đánh giá tình trạng của bệnh nhân.

  Bệnh nhân 91, phi công người Anh mắc COVID-19 được chuyển sang BV Chợ Rẫy để điều trị. Ảnh minh họa

Bệnh nhân 91, phi công người Anh mắc COVID-19 được chuyển sang BV Chợ Rẫy để điều trị. Ảnh minh họa

Bệnh nhân ngủ sâu dưới tác dụng thuốc an thần và giãn cơ. Người bệnh vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào ECMO.

Được biết, bệnh nhân sẽ tiếp tục điều trị nội khoa, kiểm soát nhiễm khuẩn và các bệnh lý nền để tiến đến quá trình ghép phổi khi đủ điều kiện. Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế sẽ xem xét, tính toán các phương án điều trị tiếp theo.

Bệnh nhân 91 đã được các chuyên gia hội chẩn nhiều lần và thống nhất chỉ định ghép phổi. Các bác sĩ vẫn ưu tiên số 1 là tìm tạng hiến tặng từ người hiến chết não để thực hiện quy trình ghép phổi cho bệnh nhân khi đảm bảo các yêu cầu.

40 người xin hiến phổi cho bệnh nhân 91 

Ông Nguyễn Hoàng Phúc - Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho biết, đến sáng 15.5, đã có 40 người xin hiến một thuỳ phổi của mình để cứu bệnh nhân số 91 - nam phi công người Anh mắc COVID-19 đang trong tình trạng rất nguy kịch.

40 người Việt xin hiến thùy phổi để cứu bệnh nhân người Anh, một người không quen biết. 

Chuyện gia đình của bệnh nhân 91, phi công người Anh mắc COVID-19 nặng nhất ở Việt Nam 2

Để hiến tạng và tiếp nhận còn nhiều thủ tục, liên quan đến pháp lý, y lý, nhưng rõ ràng, tấm lòng người Việt Nam là vậy, “thương người như thể thương thân”.

Chi phí điều trị hai tháng qua của bệnh nhân khoảng 4-5 tỷ đồng, trước mắt do bệnh viện chi trả. Chi phí ghép phổi dự kiến 1,5-2 tỷ đồng. Bộ Y tế giao Cục Quản lý Khám chữa bệnh nghiên cứu các quy định pháp lý, tìm kiếm nguồn tài trợ cho ca ghép phổi.

An An/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO