Báo Điện tử Gia đình Mới

Cháy chung cư: Biện pháp tránh ngạt khói thông minh cứu sống cả gia đình chỉ bằng 1 tấm đệm

Trong những vụ cháy chung cư, rất nhiều trường hợp tử vong do 'chết ngạt trước khi chết cháy', phương pháp hạn chế ngạt khói được minh họa trực quan và dễ hiểu sau đã được phòng cảnh sát PC&CC Công an Quận Đống Đa Hà Nội lưu lại để làm tài liệu phổ biến trong công tác phòng cháy chữa cháy.

Trong vụ cháy chung cư cao cấp Carina Plaza, phường 16, quận 8, TP.HCM rạng sáng ngày 23/3, đã có ít nhất 13 người thiệt mạng và 14 người bị thương. Thiệt hại to lớn này càng cho thấy mức độ cấp thiết của việc phổ biến kinh nghiệm thoát hiểm cho người dân khi xảy ra hỏa hoạn.

Trên trang cá nhân của mình, anh Minh Trần chia sẻ kinh nghiệm thực tế của bản thân để thoát hiểm khi xảy ra cháy.

Phương pháp được sử dụng tuy đơn giản nhưng đã giúp anh cứu sống 4 người trong gia đình khi xảy ra hỏa hoạn, bởi đây chính là phương pháp hạn chế ngạt khói, nguyên nhân gây ra tử vong trong nhiều vụ hỏa hoạn. 

khoi1
Khói là một trong những lý do chính khiến nhiều người thiệt mạng trong các vụ hỏa hoạn. Trong khói có rất nhiều khí độc được sinh ra khi cháy như CO2, CO, amoniac, axit hữu cơ... trong đó, CO2 và CO là nguyên nhân chính gây tử vong.

BS Đặng Tất Thắng - Khoa cấp cứu Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Phương pháp thoát hiểm được sử dụng vô cùng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết và bình tĩnh để thực hiện. 

Những điều cần ghi nhớ để thoát hiểm trong hỏa hoạn

  • Khi xảy ra cháy hỏa hoạn điều quan trọng hàng đầu là bạn không được mất bình tĩnh, vì càng hoảng loạn càng hít thở nhiều khí độc vào cơ thể.
  • Ghi nhớ rằng đa phần thiệt hại về người là do ngạt khói chứ không phải do lửa nóng.
  • Khói độc đậm đặc và áp suất trong nhà kín sẽ tăng rất nhanh, do đó phải mở ngay lập tức tất cả các cửa ở hướng không có cháy để giảm áp (không được mở cửa ở hướng có cháy và khói xông vào phòng).
  • Các phương pháp phòng khói khẩn cấp như khăn ướt luôn có tác dụng tốt. Do đó, bạn nên luôn để 1 chai nước trong phòng.

Các bước tránh ngạt khói khi bị kẹt trong đám cháy chỉ với một tấm đệm

  1. Dụng cụ cứu nạn: Một tấm đệm ngủ (phải thấm nước) hoặc bạn có thể dùng cánh cửa/bàn lớn thay thế
  2. Các bước thực hiện:

B1: Lấy một tấm đệm (màu xanh như hình minh họa) dựng lên một góc khoảng 45 độ và bạn chui vào trong.

khoi2

- Đối với cửa sổ bạn sẽ để một khe thoáng phía trên khoảng chừng 30cm để khói có thể trượt qua tấm đệm và bốc lên ra ngoài trời.

khoi3

- Đối với bán công bạn sẽ dựng tấm đệm sao cho phần đáy của nó tiếp xúc được với sàn và tường rồi chui vào đó tránh khói. Khi tránh được khói độc bạn đã có đến 90% cơ hội sống sót trong lúc nguy cấp thời gian tính bằng giây.

khoi4
khoi5

BS Đặng Tất Thắng - Khoa cấp cứu Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn chia sẻ: "Một nguyên tắc thoát nạn rất quan trọng khi xảy ra cháy là mọi người cần lấy khăn thấm nước ướt che kín miệng và mũi để lọc không khí khi hít thở, tránh bị ngạt khói gây nguy hiểm.

Nạn nhân có thể sử dụng mặt nạ chống khói khi được trang bị (nếu có). Đặc biệt, khi di chuyển, nên cúi thấp người vì khói luôn luôn bay lên cao, nhằm tránh lượng khói hít vào thấp nhất có thể".

Chiếc đệm thấm nước sẽ giúp hạn chế khí độc trong trường hợp người bên trong chưa thể thoát ra ngoài và chờ đợi lực lượng cứu hộ

Chiếc đệm thấm nước sẽ giúp hạn chế khí độc trong trường hợp người bên trong chưa thể thoát ra ngoài và chờ đợi lực lượng cứu hộ

Mai Hoa/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO