Báo Điện tử Gia đình Mới

Chạy thận nhân tạo có được hưởng BHYT không?

Chi phí cho mỗi lần chạy thận nhân tạo hiện nay vô cùng lớn, và tốn kém. Chính vì thế, nhiều người thắc mắc liệu chạy thận nhân tạo có được hưởng bảo hiểm y tế hay không. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.

Nội dung:

Suy thận thực sự là cơn ác mộng đáng sợ đối với nhiều người. Bên cạnh việc đối mặt với sự suy yếu đáng kể của sức khỏe thì chi phí chạy thận còn là nỗi sợ hãi với người bệnh và gia đình.

Để chia sẻ phần nào gánh nặng cho bệnh nhân, bảo hiểm y tế có những chính sách hỗ trợ giúp người bệnh an tâm chữa bệnh. Bảo hiểm y tế được coi là phao cứu sinh cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo.

Bởi, chi phí cho mỗi lần chạy thận mà không có bảo hiểm là vô cùng lớn, nhiều bệnh nhân phải từ bỏ cuộc sống vì không có tiền chữa trị.

Chạy thận nhân tạo có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Câu trả lời là có! Điều 2 Điều 4 Quyết định 14/2012/QĐ-TTg, quy định các đối tượng sau được hưởng BHYT khi khám chữa bệnh:

Người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác gặp khó khăn do chi phí cao mà người bệnh không đủ khả năng chi trả.

  BHYT hỗ trợ chi phí giúp người bệnh chạy thận nhân tạo an tâm điều trị

BHYT hỗ trợ chi phí giúp người bệnh chạy thận nhân tạo an tâm điều trị

Mức hưởng BHYT chạy thân nhân tạo là bao nhiêu?

Bên cạnh việc hưởng các chế độ BHYT theo Luật định, những bệnh nhân chạy thận nhân tạo còn được hỗ trợ về chi phí sinh hoạt, ăn ở, đi lại, cụ thể như sau:

  • Hỗ trợ cho người bệnh tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ viện về nhà, tiền chuyển viện cho các đối tượng thuộc khoản 1 và 2 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên. Hỗ trợ tiền đi lại cho các trường hợp cấp cứu, tử vong, người có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm hỗ trợ.
  • Hỗ trợ một phần chi phí khám chữa bệnh mà các đối tượng tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg phải đồng chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn Luật đối với phần người bệnh phải đồng chi trả từ 100.000 đồng trở lên.
  • Hỗ trợ một phần thanh toán khám chữa bệnh của các đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 2 Quyết định 139/2002/QĐ-TTg với phần người tham gia BHYT phải chi trả cho cơ sở y tế của Nhà nước từ 1 triệu đồng trở lên cho một đợt khám chữa bệnh trong trường hợp không có bảo hiểm y tế; nếu có bảo hiểm y tế thì hỗ trợ như khoản 3 Điều 4 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg.
  • Trường hợp người tham gia BHYT đi khám bệnh tự chọn cơ sở y tế (trái tuyến, vượt tuyến) thì thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định Nhà nước hiện hành.

Trên đây là một số thông tin về vấn đề hỗ trợ cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Để biết rõ hơn về quyền lợi của mình, người bệnh nên chủ động liên hệ với UBND tỉnh, nơi sẽ xác định mức hỗ trợ cụ thể tại địa phương, căn cứ vào ngân sách quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo.

Thạch Thảo/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO