Báo Điện tử Gia đình Mới

Sử dụng thẻ BHYT của người khác đi khám chữa bệnh bị phạt thế nào?

Thẻ BHYT là giấy tờ đích danh thuộc sở hữu của một người, chính vì thế mọi hành vi ''mượn tạm'' để đi khám, chữa bệnh đều là phạm pháp.

Dùng thẻ bảo hiểm y tế của người khác để đi khám chữa bệnh là hành vi vi phạm pháp luật, vậy mức xử phạt của hành vi này là như nào, chúng ta cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

Mức phạt khi ''mượn'' thẻ BHYT của người khác đi khám chữa bệnh

Khoản 2 Điều 37 Luật BHYT 2008 quy định, người tham gia BHYT có nghĩa vụ sử dụng thẻ BHYT đúng mục đích, không cho người khác dùng thẻ để thực hiện việc khám, chữa bệnh sai quy định.

  Sử dụng thẻ BHYT của người khác sai quy định có thể bị phạt tù

Sử dụng thẻ BHYT của người khác sai quy định có thể bị phạt tù

Khoản 2 Điều 56 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi dùng thẻ bảo hiểm của người khác như sau:

+ Phạt tiền từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại quỹ BHYT.

+ Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại quỹ BHYT.

Từ 1/1/2018, Bộ luật Hình sự quy định mức phạt khi sử dụng thẻ BHYT của người khác đi khám chữa bệnh như sau:

- Trường hợp sử dụng thẻ BHYT của người khác trái quy định, chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 10 - 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 20 - 200 triệu đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các Điều 174, 353 và 355 của Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 02 năm.

- Trường hợp vi phạm có tổ chức, chiếm đoạt từ 100 - 500 triệu tiền BHYT hoặc gây thiệt hại từ 200 - 500 triệu đồng… thì bị phạt tiền từ 100 - 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm.

- Trường hợp chiếm đoạt tiền BHYT gây thiệt hại trên 500 triệu đồng bị phạt tù từ 05 - 10 năm.

- Ngoài ra, trong một số trường hợp, có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Các biện pháp khắc phục hậu quả

Khoản 3 Điều 65 Nghị định 176/2013/NĐ-CP chỉ rõ các biện pháp khắc phục hậu quả khi người sử dụng thẻ BHYT sai quy định, cụ thể:

+ Hoàn trả số tiền đã được quỹ BHYT chi trả vào tài khoản thu của quỹ BHYT đối với hành vi làm thiệt hại đến quỹ BHYT.

+ Hoàn trả toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh đã được quỹ BHYT chi trả vào tài khoản thu của quỹ BHYT đối với hành vi làm thiệt hại đến quỹ BHYT.

Thạch Thảo/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO